Phân tích và đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.2 Phân tích và đánh giá thang đo

4.2.1 Kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Như đã đề cập trong Chương 3, thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item – Total Corelation).

Kết quả tính tốn hệ số Cronbach alpha của 08 biến độc lập, 01 biến phụ thuộc và 43 biến quan sát ảnh hưởng đến CLKT được trình bày trong Phụ lục 9 - Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach alpha.

- Biến độc lập Nhiệm kỳ kiểm tốn có hệ số α = 0,352 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát (NK1, NK2, NK3, NK4) đều nhỏ hơn 0,3. Vì vậy, nhân tố Nhiệm kỳ kiểm tốn bị loại ra khỏi mơ hình.

- 07 biến độc lập, 01 biến phụ thuộc và 39 biến quan sát còn lại đều đảm bảo chất lượng tốt để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA với hệ số α > 0,6 (QM là 0,878; GP là 0,880; PV là 0,846; CS là 0,819; KS là 0,877; NL là 0,883; TT là 0,896 và CL là 0,939) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3. Các biến đưa vào phân tích EFA được tổng hợp như sau:

Bảng 4.2. Tổng hợp các biến đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Biến độc lập/Biến phụ thuộc Biến quan sát Biến độc lập/Biến phụ thuộc Biến quan sát

Biến độc lập

Quy mô của DNKT QM1, QM2, QM3, QM4, QM5, QM6

Giá phí kiểm tốn GP1, GP2, GP3, GP4, GP5, GP6 Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán PV1, PV2, PV3, PV4

KSCL bên trong KS1, KS2, KS3, KS4, KS5 Tính chuyên sâu trong các lĩnh

vực kiểm toán CS1, CS2, CS3, CS4

Năng lực nghề nghiệp của KTV NL1, NL2, NL3, NL4

Thuộc tính cá nhân của KTV TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6 Biến phụ

thuộc

Chất lượng kiểm toán

CL1, CL2, CL3, CL4

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong Luận văn này, nhằm nâng cao tính thiết thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ lựa chọn những nhân tố có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, KMO có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1), mức ý nghĩa Sig < 0,05, tổng phương sai trích lớn hơn 50% và Eigenvalues của các nhóm nhân tố tối thiểu bằng 1 để đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu được từ kết quả phân tích EFA.

Tác giả thực hiện phân tích nhân tố EFA riêng cho 2 nhóm biến độc lập và phụ thuộc:

Biến độc lập

Bảng 4.3 Kiểm định KMO, Bartlett và tổng phương sai trích biến độc lập

KMO 0,909

Sig. 0,000

Eigenvalue 2,427

Phương sai trích 64,25%

Nguồn: Phụ lục 10 – A. Phân tích EFA biến độc lập

 Kiểm định tính thích hợp của EFA: KMO = 0,909 > 0,5 nên phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

 Kiểm định tương quan của các biến quan sát: Sig. = 0,000 nên kiểm định này có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan nhau trong tổng thể.

 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Phương sai trích = 64,25% > 50%, có nghĩa là 64,25% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Đồng thời giá trị Eigenvalue ở nhân tố thứ 5 là 2,427 và tất cả các nhóm nhân tố cịn lại đều lớn hơn 1 (Phụ lục 10 – A. Phân tích EFA biến độc lập).

 Kết quả của mơ hình EFA: Sau khi chạy mơ hình 1 lần với phương pháp ma trận xoay (Varimax) các nhân tố, kết quả cho thấy các biến quan sát đã được nhóm lại thành 05 nhóm biến độc lập với hệ số tải nhân tố (factor loading) đều lớn hơn 0,5 nên giá trị hội tụ (Các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố trong một cột) và giá trị phân biệt (Các biến quan sát thuộc về nhân tố này thì khơng nằm chung dịng với các nhân tố khác) của thang đo đạt yêu cầu (Phụ lục 10 – A. Phân tích

EFA biến độc lập). Có 05 nhân tố đại diện cho Chất lượng kiểm toán với các biến quan sát của nhân tố được sắp xếp lại khác với mơ hình ban đầu (gồm 08 nhân tố) như sau:

 Nhóm 1 gồm các biến quan sát: QM1, QM2, QM3, QM4, QM5, QM6, GP1, GP2, GP3, GP4, GP5, GP6, được đặt tên là Quy mơ và giá phí kiểm tốn

(vì các biến quan sát này được gộp chung thành một cột);

 Nhóm 2 gồm các biến quan sát: NL1, NL2, NL3, NL4, TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6, được đặt tên là Năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV (vì các

biến quan sát này được gộp chung thành một cột);

 Nhóm 3 gồm các biến quan sát: KS1, KS2, KS3, KS4, KS5, được đặt tên là

Kiểm soát chất lượng bên trong;

 Nhóm 4 gồm các biến quan sát: PV1, PV2, PV3, PV4, được đặt tên là Phạm

vi dịch vụ phi kiểm tốn;

 Nhóm 5 gồm các biến quan sát: CS1, CS2, CS3, CS4, được đặt tên là Tính

chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán.

Biến phụ thuộc

Bảng 4.4 Kiểm định KMO, Bartlett và tổng phương sai trích biến phụ thuộc

KMO 0,864

Sig. 0,000

Eigenvalue 3,383

Phương sai trích 84,58%

Nguồn: Phụ lục 10 – B. Phân tích EFA biến phụ thuộc

Theo như bảng 4.4, hệ số KMO = 0,864 > 0,5 nên thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ kiểm định có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan nhau trong tổng thể. Và phương sai trích = 84,58% > 50%, Eigenvalue = 3,383 > 1 nên mô hình đủ điều kiện để phân tích EFA.

Các biến quan sát của biến phụ thuộc được nhóm thành 1 nhóm giống nhóm ban đầu, và đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 vì vậy các biến quan sát đều được đưa vào mơ hình (Xem Phụ lục 10 – B. Phân tích EFA biến phụ thuộc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)