Phân tích sự ảnh hưởng của đối tượng khảo sát đến chất lượng KTĐL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.5 Phân tích sự ảnh hưởng của đối tượng khảo sát đến chất lượng KTĐL

Kiểm định Independent Sample T-Test là kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 02 mẫu độc lập, được sử dụng khi muốn so sánh giá trị trung bình của một biến phụ thuộc liên tục có phân phối chuẩn theo hai nhóm giá trị của một biến độc lập có bằng nhau hay khơng. Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.

 Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 thì phương sai của hai tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances

not assumed.

 Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) ≥ 0,05 thì phương sai của hai tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.

 Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể;

 Nếu Sig. của kiểm định t > α (mức ý nghĩa) cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể.

4.5.1 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Giới tính của đối tượng được khảo sát

Trong nghiên cứu về Giới tính của đối tượng khảo sát, tác giả chia dữ liệu thành 02 nhóm dữ liệu: Nam và Nữ. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là Giới tính Nam và Giới tính Nữ (xem Phụ lục 13 - Independent Samples Test - Giới tính).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,789 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t. Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,738 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Giới tính của đối tượng được khảo sát và Chất lượng KTĐL được chấp nhận. Như vậy, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa trong mức độ đánh giá chất lượng KTĐL và Giới tính của đối tượng được khảo sát.

4.5.2 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Danh tiếng cơng ty của đối tượng khảo sát

Đặc điểm tiếp theo được phân tích là nơi cơng tác của đối tượng khảo sát. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là DNKT thuộc BIG 4 và NON-BIG 4 (Xem Phụ lục 13 - Independent Samples Test – Danh tiếng công ty).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,065 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t. Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,614 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Danh tiếng công ty của đối tượng khảo sát được khảo sát và Chất lượng KTĐL được chấp nhận. Như vậy, chưa có cơ sở xác định sự khác biệt có ý nghĩa trong mức độ đánh giá chất lượng KTĐL và Danh tiếng công ty được khảo sát.

4.5.3 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chức vụ của đối tượng khảo sát

Trong nghiên cứu về Chức vụ, tác giả chia dữ liệu thành 02 nhóm. Nhóm 1 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên, bao gồm các trợ lý kiểm tốn. Nhóm 2 hay cịn gọi là nhóm Quản lý, bao gồm các trưởng nhóm kiểm tốn, chủ nhiệm kiểm tốn và chủ phần hùn, giám đốc kiểm toán. Thực hiện kiểm định với hai mẫu độc lập là Nhân viên và Quản lý. Kết quả phân tích được thể hiện tại Phụ lục 13 (Independent Samples Test - Chức vụ).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,901 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t. Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,576 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Chức vụ của đối tượng được khảo sát và Chất lượng KTĐL được chấp nhận. Như vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong mức độ đánh giá chất lượng KTĐL và Chức vụ của đối tượng được khảo sát.

4.5.4 Phân tích ảnh hưởng thông qua Số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát sát

Trong phân tích này, tác giả chỉ chọn một phần của dữ liệu và chia thành 02 nhóm. Nhóm 1 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên mới vào nghề, bao gồm các nhân viên làm việc dưới 01 năm. Nhóm 2 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên lâu năm, bao gồm nhân viên làm việc trên 05 năm. Tác giả thực hiện kiểm định với hai mẫu độc lập là đối tượng Nhân viên mới vào nghề và Nhân viên lâu năm. Kết quả phân tích được thể hiện tại Phụ lục 13 (Independent Samples Test – Số năm kinh nghiệm).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,651 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t. Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,239 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Số năm kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát và Chất lượng KTĐL được chấp nhận. Như vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong mức độ đánh giá chất lượng KTĐL và Số năm kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát.

4.5.5 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan của đối tượng khảo sát tượng khảo sát

Đặc điểm cuối cùng của đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là Chứng chỉ hành nghề liên quan. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là Chứng chỉ hành nghề của đối tượng khảo sát (Có-Khơng) (xem Phụ lục 13 - Independent SamplesTest - Chứng chỉ hành nghề).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene bằng 0,691 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t. Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,462 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được khảo sát và Chất lượng KTĐL được chấp nhận. Như vậy, khơng có sự khác biệt giữa Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được khảo sát trong việc đánh giá Chất lượng KTĐL.

Kết luận: Thơng qua phân tích ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng khảo sát

đến chất lượng KTĐL, tác giả nhận thấy số lượng mẫu phân tán khá đều giữa các đối tượng khảo sát nên dẫn đến khơng có sự khác biệt giữa giới tính, danh tiếng công ty, chức vụ, số năm kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề liên quan của đối tượng khảo sát trong mức độ đánh giá chất lượng KTĐL. Điều này có nghĩa là các đặc điểm của đối tượng khảo sát thu thập được thỏa mãn yêu cầu cơ bản là khơng ảnh hưởng nhiều đến biến CLKT.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở Phần mở đầu, phương pháp nghiên cứu đã được xác định ở Chương 3; Chương 4 đã trình bày chi tiết về kết quả nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong phương pháp định tính, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến một số chuyên gia về các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các chuyên gia đều đồng ý các nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Tiếp đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 231 từ các bảng trả lời của các nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực kiểm toán. Các đặc điểm của mẫu khảo sát được phân tích bằng cơng cụ thơng kê mô tả. Thang đo được đánh giá bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mơ hình được kiểm định thơng qua việc kiểm tra tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính bội, gồm kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính.

Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm của đối tượng khảo sát đối với mơ hình.

Kết quả kiểm định phương trình hồi quy bội đã đưa ra mơ hình gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến CLKT theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp như sau: (1) Quy mơ và giá phí kiểm tốn, (2) Năng lực và thuộc tính của KTV, (3) Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán, (4) Kiểm soát chất lượng bên trong, (5) Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán. Thang đo cuối cùng được xây dựng bằng 39 biến quan sát, được đại diện bởi 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu giúp tác giả có được cái nhìn tồn diện về các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL. Từ đó, tác giả có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh ở Chương 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)