CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.2.3 Kích thước mẫu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Mặt khác, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập
được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa
dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn và mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà
nhà nghiên cứu đó có thể có được. Đồng thời, nghiên cứu được thực hiện với 33 biến
quan sát (33 x 5 = 165 mẫu) thì kích thước mẫu phải ít nhất là 165. Theo Tabachnick & Fidell (2007), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu cần thỏa
mãn: n ≥ 8k + 50 (với n là kích thước mẫu, và k là số biến độc lập). Trong bài có 9 biến
độc lập, kích cỡ mẫu tối thiểu: 8*9 + 50 = 122 quan sát. Như vậy kích cỡ ít nhất cần đạt được để nghiên cứu đạt ý nghĩa là: 165 quan sát. Theo Leedy và Ormrod (2005),
kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người khác không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, nghiên cứu này có khoảng 200 mẫu trả lời
được thu về nên số mẫu phát đi dự kiến khoảng 250 mẫu
Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được
xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên