Smith, Kendall và Hulin
(1969) của trường Đại
học Cornell
1969 Hai ông đã xây dựng các chỉ số mô tả công
việc (JDI) để đánh giá mức độ thỏa mãn công
việc của một người thông qua các nhân tố là bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên.
Weiss và đồng nghiệp của trường Đại học Innesota
1967 Đưa ra các tiêu chí đo lường sự thỏa mãn công
việc thông qua Bảng câu hỏi thỏa mãn Minnesota (MSQ) trong đó có các câu hỏi về khả năng sử dụng năng lực bản thân, thành tựu, tiến bộ, thẩm quyền, chính sách cơng ty, đãi ngộ, đồng nghiệp, sáng tạo, sự độc lập, giá trị đạo đức, sự thừa nhận, trách nhiệm, sự đảm
bảo, địa vị xã hội, sự giám sát của cấp trên,
điều kiện làm việc, v.v
Boeve 2007 Ông đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn
công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ
lý bác sỹ ở các trường y tại Mỹ trên cơ sở sử
số mô tả công việc của Smith, Kendall & Hulin
Luddy 2005 Tác giả đã sử dụng chỉ số mơ tả cơng việc JDI
để tìm hiểu sự thỏa mãn công việc của người
lao động ở Viện y tế công cộng ở Western
Cape, Nam Phi. Luddy đã khảo sát sự thỏa mãn
ở năm khía cạnh thỏa mãn trong cơng việc, đó
là thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc.
Kết quả: Mức độ hài lòng sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Đồng nghiệp, bản chất công việc, sự giám sát của cấp trên. Hai yêu tố bất mãn: cơ hội thăng tiến, tiền lương. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, độ tuổi, thu nhập và vị
trí cơng việc cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
sự thỏa mãn công việc.
Worrell 2004 Đã sử dụng phiên bản MSQ đã được điều chỉnh
năm 1977 (bảng câu hỏi ngắn - 20 câu hỏi) để tiến hành nghiên cứu của mình về sự thỏa mãn cơng việc của chuyên viên tâm lý ở trường học. Cơ hội thăng tiến tiếp tục là nhân tố tạo ra sự bất mãn nhưng nó lại khơng phải là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự bất mãn của
chuyên viên tâm lý trường học. Họ vẫn còn bất mãn với các chính sách và qui trình thực hiện cơng việc. Ý định tiếp tục gắn bó với công việc và giấy chứng nhận nghề nghiệp là hai nhân tố
thực sự ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc.
Cheng-Kuang Hsu 1977 Đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI của
Smith và đồng nghiệp để tiến hành nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của công nhân nhà máy dệt ở Đài Loan. Kết quả cho thấy rằng các chỉ
số JDI đã phản ánh được sự thỏa mãn công
việc của cơng nhân tại đây. Trong chín nhân tố
cá nhân thì có bốn nhân tố (giới tính, tuổi, trình
độ học vấn và ý kiến của gia đình về cơng việc)
có mối quan hệ nhất định với sự thỏa mãn công việc. Trong tám nhân tố tổ chức thì có đến sáu nhân tố (bản chất cơng việc, vị trí cơng tác, chính sách cơng ty, sự công nhận của tổ chức, cảm giác về thời gian rãnh việc và ý định muốn
bỏ việc) ảnh hưởng nhiều đến sự thỏa mãn
công việc.
Schjoedt 2005 Đã thực hiện nghiên cứu trên các chủ doanh
nghiệp nhỏ. Nhà nghiên cứu này đã sử dụng cùng lúc ba mơ hình: Job Characteristics Model (JCM) của Hackman & Oldman (1980), Big Five của Goldberg, và Person-Environment Fit (P-E fit) của Chatman và Spokan.
Trong đó, mỗi mơ hình đều phản ảnh khác
nhau về sự thỏa mãn phụ thược vào các nhân tố nào.
(a)Mơ hình JCM: sự thỏa mãn công việc phụ thuộc và việc thiết kê cơng việc.
(b) Mơ hình Big Five: mức độ thỏa mãn công
việc phụ thuộc rất nhiều vào bản tính của chính con người.
(c) Mơ hình P-E fit: người lao động chỉ đạt
được sự thỏa mãn khi họ thực sự hịa hợp với
mơi trường mình đang công tác.
Kết quả nghiên cứu của Schjoedt cho thấy mơ hình P-E fit là phù hợp nhất trong việc giải sự thỏa mãn công việc của các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ.
TS. Trần Kim Dung 2005 Đã thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ
thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả cơng việc (JDI) của Smith và đồng nghiệp. Vì nghiên cứu
đánh giá mức độ thỏa mãn đối với công việc ở
Việt nam, do đó ngồi năm nhân tố được đề
nghị trong JDI, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc
để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm kiểm
định giá trị các thang đo JDI cũng như là xác định các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến
mức thỏa mãn công việc của nhân viên ở Việt Nam.
Như ta đã biết, chỉ số mô tả công việc JDI được đánh giá cao trong cả lĩnh vực nghiên cứu lẫn thực tiễn. JDI đã được rất nhiều tổ chức sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong
giới hạn nghiên cứu của đề tài luận văn này, tác giả cũng sử dụng chỉ số mô tả công
việc JDI làm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu.
2.4 Đặc điểm của lĩnh vực truyền thơng báo chí và loại hình cơng việc phóng
viên, và những nét đặc trưng cá nhân của phóng viên
Để có thể xây dựng một mơ hình nghiên cứu đo lường về mức độ thỏa mãn trong cơng
việc của phóng viên báo chí làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh một cách chuẩn xác và phù hợp nhất trong điều kiện riêng của lĩnh vực ngành, ngoài việc nghiên cứu các lý thuyết về nhu cầu và các nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, người lao động nói chung, đề tài nghiên cứu này còn xem xét đặt vấn đề trong cụ thể loại hình cơng việc phóng viên và cá nhân bản thân người làm phóng viên.
2.4.1 Đặc điểm của lĩnh vực truyền thơng báo chí 2.4.1.1 Khái niệm cơ bản về báo chí 2.4.1.1 Khái niệm cơ bản về báo chí
Thuật ngữ "báo chí" hiểu một cách chung nhất thì là sự tổng hợp hoạt động của các
phương tiện truyền thông đại chúng. Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (cịn gọi là Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Thơng tấn, Báo ảnh và Báo điện tử (Báo trên mạng Internet). Thuật ngữ “Báo nói” và “Báo hình” và “Báo mạng điện tử” là để chỉ riêng phần thơng tin báo chí được chuyển tải đến cơng chúng qua đài phát thanh, truyền hình hoặc mạng internet.
"Báo chí" là một lĩnh vực hoạt động khá phong phú và ngày càng phát triển. Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thơng tin đại chúng nhanh nhất , hiệu quả nhất và có nhiều cơng chúng nhất... Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội .
Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhắm tới nhiều tầng lớp xã hội với
những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khơng giống nhau. Cơng chúng báo chí đa dạng và phức tạp, không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng.
Thơng tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực, cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự) và việc phản ánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của tác giả. Nói cách khác, đặc trưng cơ bản của thơng tin báo chí được thể hiện ở ba điểm cơ bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu - Tính thời sự - Tính định hướng trực tiếp.
Nói về những chức năng của báo chí, người ta thường nhấn mạnh một số chức năng quan trọng như: thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải trí, giao tiếp ... Trong
đó, thơng tin là chức năng cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu.
2.4.1.2 Đặc trưng của từng loại hình báo chí 2.4.1.2.1 Đặc trưng của báo và tạp chí 2.4.1.2.1 Đặc trưng của báo và tạp chí
Trong thực tế, báo và tạp chí có sự phân biệt về chức năng: Báo có nhiệm vụ thơng tin thời sự và bình luận kịp thời về những sự việc, sự kiện, con người, tình huống, hồn cảnh tiêu biểu, điển hình mới xuất hiện, vừa nảy sinh trong đời sống hàng ngày; tạp chí có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu khoa học và thông tin những vấn đề chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là thời gian gần đây khái niệm “tạp chí” đang có những thay
đổi. Một số tạp chí có xu hướng mở rộng thông tin với nhiều bài nhỏ, chủ đề rất đa
dạng và phần trình bày khá ấn tượng, hiện đại. Những tạp chí này thường đăng nhiều quảng cáo, giá bán khá cao nhưng vẫn tìm được thị trường (như các tạp chí: tạp chí Truyền hình, tạp chí Tiếp Thị và Gia Đình, Tạp chí Thời Trang ) v.v.
2.4.1.2.2 Đặc trưng của báo nói (phát thanh)
Thơng tin bằng lời nói (cùng với tiếng động, âm nhạc). Báo phát thanh có đặc trưng là có lối viết đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ... trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc: viết để đọc cho cơng chúng nghe.
Báo nói thường sử dụng lối viết giàu hình ảnh, viết về những điều vừa mới xảy ra,
2.4.1.2.3 Đặc trưng của báo hình (truyền hình)
Thơng tin về hiện thực thơng qua hình ảnh sống động, xác thực. Sau hình ảnh là vai trị của lời nói cùng với tiếng động, âm nhạc.
Sự phối hợp, bổ sung cho nhau giữa hình ảnh và lời nói là một ngun tắc quan trọng khi thực hiện những tác phẩm báo chí truyền hình.
2.4.1.2.4 Đặc trưng của báo mạng điện tử (báo trên mạng Internet)
Báo mạng điện tử là để chỉ loại hình báo chí mới xuất hiện sau này, sử dụng mạng
thông tin tồn cầu (Internet) là phương tiện chuyển tải thơng tin. Một tờ báo mạng điện tử phải có khả năng kết hợp được những ưu thế của cả chữ viết và hình ảnh (của báo in), âm thanh (của phát thanh) và hình ảnh sống động (của truyền hình). Trên tinh thần
đó, các trang web hiện nay chỉ là một dạng đơn giản vì chưa khai thác hết năng lực của
báo mạng điện tử.
So với các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử có rất nhiều ưu thế (về tốc độ lan truyền ngay tức thì, phạm vi tác động khơng giới hạn, sự hấp dẫn do tính tương tác cao, tính cá nhân triệt để…) nên đã mạnh mẽ thu hút công chúng hiện đại - nhất là giới trẻ.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, ở nước ta hiện nay, các loại hình báo chí vẫn tồn
tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Báo mạng điện tử khơng thể
thay thế hồn tồn cho báo in, phát thanh, truyền hình... Chính nhu cầu của cuộc sống là nguyên nhân quyết định sự tồn tại của mỗi loại hình báo chí.
2.4.2 Đặc điểm của l oại hình cơng việc phóng viên 2.4.2.1 Khái niệm và vai trị chính của phóng viên 2.4.2.1 Khái niệm và vai trị chính của phóng viên
Phóng viên là người hoạt động chuyên nghiệp trong một cơ quan báo chí cụ thể, có thẻ nhà báo, làm cơng tác phản ánh thông qua việc đưa tin, viết bài. Phóng viên là những người giữ một trong những công việc quan trọng nhất trong bất cứ một xã hội nào. Hồn cảnh làm việc của các phóng viên khác nhau tùy từng quốc gia. Tại một vài
nước, chính phủ hay các chính đảng kiểm sốt ngành truyền thông. Tại một số nước khác, các cá nhân hay công ty làm chủ. Tại nhiều nước, ngành truyền thơng gồm cả hai loại.
Phóng viên là người cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới chung quanh và để đi đến các quyết định trong đời. Người đọc dựa vào các phóng viên
để biết tin tức về cộng đồng của họ, về chính phủ, hoạt động kinh doanh, thể thao, sức
khỏe v,v... Với các tin tức đó, người đọc quyết định sẽ làm gì cho phù hợp. Một số vai trị chính của cơng việc phóng viên là:
- Tường thuật sự thật.
- Cầu nói giữa chính phủ và người dân
- Thơng báo cho người dân biết về các vấn đề mới
- Giáo dục, giải trí, giải thích
- Bảo vệ quyền lợi của người dân
2.4.2.2 Phóng viên là một cơng việc nguy hiểm
Cơng việc phóng viên ln tiềm tàng những mối nguy hiểm cho bản thân và người thân trong gia đình. Tùy vào đặc trưng của từng thể loại tin bài và tính chất nội dung đưa tin, mà mức nguy hiểm của cơng việc phóng viên cao hay thấp, thậm chí nguy hiểm
đến tính mạng. Như thông tin trong vụ đưa tin cuộc biểu tình lật đổ chế độ cầm quyền
của cựu tổng thống Mubarak ở Ai Cập 2010, có ít nhất 52 phóng viên bị tấn cơng và 76 người bị cảnh sát tạm giam, cũng trong năm này có hơn 44 phóng viên bị giết hại trên tồn thế giới và có 31 phóng viên bị giết được xem là có liên quan đến nghề nghiệp của mình. Khơng chỉ có ở riêng các nước còn bị đe dọa bởi nạn bạo động, chiến tranh hay nội chiến như Ấn Độ, Iraq, Mexico, Honduras, Indonesia, Somalia mà nghề phóng viên
ở Việt nam cũng gặp khơng ít nguy hiểm, như 2 nhà báo bị đánh trong vụ Tiên lãng,
2.4.2.3 Phóng viên là cơng việc áp lực
Vì những đặc thù cũng như vai trị và tính chất của một phóng viên, để có thể thu thập
được tin tức họ phải lăn lộn với thực tế để làm ra những sản phẩm đúng định kỳ, đúng
ngày giờ, đúng thỏa thuận, đồng thời cơng việc của phóng viên là có nhiệm vụ phản
ánh những sự kiện mới, vấn đề mới, con người mới. Đây chính là áp lực về thời gian
và nội dung tin bài phổ biến nhất mà bất kì phóng viên nào cũng phải chịu đựng. Ngồi ra cơng việc phóng viên cịn phải chịu áp lực về cách xã hội nhìn nhận những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cá nhân của họ như: ý thức pháp luật, hành vi hợp pháp của phóng viên, nội dung thể hiện trong nội dung tin bài. Họ phải chịu áp lực trước xã hội, trước những nội dung đưa tin, phải chịu các áp lực về thời gian hồn thành sản phẩm của tịa soạn, chịu áp lực trước các vấn đề nhức nhối của xã hội, một mặt họ vừa phải tìm cách vạch trần những tiêu cực, vừa phải phân tích vấn đề để bài viết đó truyền tải
được nội dung và phải mang ý nghĩa xây dựng những điều phải trái, tích cực cho xã
hội.
2.4.2.4 Đạo đức nghề nghiệp ln được đề cao
Báo chí là nghề hoạt động chính trị - xã hội nên lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng giữ vai trị tiên quyết với người làm báo nói chung và phóng
viên nói riêng. Phóng viên ln phải đối diện với vô vàng cám dỗ và cả những hiểm
nguy. Làm sao để giữ được ngòi bút trung thực, thẳng thắng, bình tĩnh để đưa đến cơng
chúng những thông tin đúng đắn. Bởi những thông tin họ cung cấp có thể làm ảnh
hưởng đến thái độ và quan điểm của hàng ngàn hàng triệu người, có thể làm ảnh hưởng tư duy của cả một thế hệ. Phóng viên là người nắm trong tay sức mạnh của công luận.
Việc thay trắng đổi đen, không công tâm khi mổ xẻ những vấn đề nhức nhối, tiêu cực
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc giữ vững lập trường và kiên định với lý tưởng luôn giữ một thái độ công tâm, không tư lợi cũng chính là cách tơn trọng và
2.4.3 Những nét đặc trưng cá nhân của phóng viên 2.4.3.1 Kỹ năng cần thiết của phóng viên 2.4.3.1 Kỹ năng cần thiết của phóng viên
Ngồi phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp thì vẫn chưa đủ. Họ cịn phải có
những phẩm chất nghề nghiệp như:
- Vốn sống phong phú và kiến thức sâu, rộng về nhiều mặt để nắm bắt được
công nghệ làm báo hiện đại.