2.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu
2.4.1. Trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên
Trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên được định nghĩa là mối quan hệ có tính phân biệt và cá nhân giữa một người lãnh đạo cấp trên và nhân viên của họ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự tôn trọng và nghĩa vụ của họ (Graen và Uhl-Bien, 1995).
Theo Dansereau và cộng sự (1975) cho rằng trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên là tập trung vào chất lượng mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên. Mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên từ những người dựa trên hợp đồng lao động (LMX thấp hoặc ngồi nhóm) tới những người có sự tin cậy, tơn trọng, sự u thích và hỗ trợ lẫn nhau (LMX cao hoặc trong nhóm).
Trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên là một mối quan hệ làm việc được đặc trưng bởi những nỗ lực thể chất hoặc tinh th n, nguồn lực vật chất, thông tin, có hoặc khơng sự hỗ trợ tinh th n trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên (Liden và cộng sự, 1997). Mối quan hệ của một nhà lãnh đạo với mỗi người thay đổi theo kết quả của chất lượng trao đổi. Chỉ có một vài cấp dưới là các trợ lý đáng tin cậy, còn những người khác phải dựa vào quyền hạn chính thức, các quy tắc và chính sách (Dansereau và cộng sự, 1975; Graen, 1976). Trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên cao đi đôi với sự tin tưởng, tương tác, hỗ trợ và ph n thưởng lớn. Graen và Uhl- Bien (1995) kết luận rằng LMX cao sẽ dẫn đến kết quả tích cực như sự hài lịng đối
với công việc, cam kết tổ chức, đánh giá người giám sát cao, tiến bộ nghề nghiệp và giảm sự nhảy việc nguồn lao động.
Bên cạnh đó, những tương quan giữa lãnh đạo - thành viên ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng trực giác và tính tự tin của các điều dưỡng - điều này tác động đến mức độ về tinh th n trách nhiệm của họ (Farr-Wharton và cộng sự, 2012). Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định là mức độ trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên cao hơn có thể thúc đẩy tinh th n trách nhiệm của điều dưỡng, giảm bớt đáng kể tốc độ nhảy việc thúc đẩy hành vi cơng dân tổ chức và có tiềm năng tạo được kết quả an toàn hơn cho người bệnh (Chen và cộng sự, 2008; Squires và cộng sự, 2010; Wong và Cummings, 2007).
Kết quả của một số nghiên cứu đều cho thấy rằng trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên ảnh hưởng tích cực đến văn hóa an tồn người bệnh, như nghiên cứu của Antonina De Pau (2014) và nghiên cứu của Thompson (2010). Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Thompson (2010) cho thấy trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa an tồn của người bệnh.
Do vậy, có thể đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H1: Trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên (LMX) có ảnh hƣởng tích cực đến văn hóa an tồn ngƣời bệnh.