2.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu
2.4.2. Trao đổi giữa nhóm và thành viên
Trao đổi giữa nhóm và thành viên (TMX) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về mối quan hệ giữa họ và nhóm (Seers, 1989). Nhấn mạnh vào mối quan hệ trao đổi, cam kết lẫn nhau và chuyên môn. (Seers, 1989; Seers và cộng sự, 1995).
Seers (1989) mô tả trao đổi nhóm và thành viên (TMX), song song với (LMX), là hiệu quả của các mối quan hệ làm việc giữa một thành viên trong nhóm và đồng nghiệp. Đó là nhận thức của một cá nhân thành viên về mối quan hệ trao đổi của họ với nhóm đồng đẳng như một tập thể (Seers, 1989). TMX cao có nghĩa là các thành viên của nhóm có những mối quan hệ xã hội và công việc tuyệt vời và họ làm việc để đem lại lợi ích cho đồng nghiệp. Nó khác với LMX trong đó mối
quan hệ tập trung liên quan đến tồn bộ nhóm đồng đẳng và cách nhìn nhận mình như một thành viên.
Trao đổi giữa nhóm và thành viên (TMX) được định nghĩa là mối quan hệ trao đổi giữa một nhân viên và các đồng nghiệp của mình trong một nhóm, trong điều kiện chia sẻ ý tưởng, phản hồi, nỗ lực, nguồn lực, chuyên môn và sự công nhận lẫn nhau (Seers, 1989; Seers và cộng sự, 1995). Trong nghiên cứu, Seers và cộng sự (1995) thấy rằng TMX cao có liên quan đến sự hài lòng với các đồng nghiệp, với cơng việc và gắn kết với nhóm cao hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ này đặc biệt đúng đối với các nhóm tự quản lý vì nó g n như là một yêu c u để nhóm hoạt động có hiệu quả.
Seers (1989) đưa ra chất lượng trao đổi giữa nhóm và thành viên như một phương pháp để đánh giá nhận thức của một thành viên nhóm về vai trị của họ trong nhóm, cũng như mối quan hệ trao đổi của họ trong tồn bộ nhóm. Cụ thể, trao đổi giữa nhóm và thành viên tập trung vào sự sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác, chia sẻ ý kiến, phản hồi, cung cấp thông tin cho các thành viên khác và nhận được sự công nhận từ các thành viên khác (Seers, 1989; Seers và cộng sự, 1995). Nghiên cứu về trao đổi giữa nhóm và thành viên chủ yếu tập trung vào việc xác định các loại hình của trao đổi giữa nhóm và thành viên: công bằng giữa các nhóm thành viên, phạm vi thời gian hoạt động nhóm, giao tiếp và mối quan hệ cấp trên - cấp dưới (Alge và cộng sự, 2003; Hiller và Day, 2003; Liden và cộng sự, 2000; Tse và Dasborough, 2008; Sherony và Green, 2002). Kết quả của trao đổi giữa nhóm và thành viên dẫn đến sự gắn kết, sự tham gia tích cực của các thành viên, góp ph n đem lại mơi trường an tồn cho người bệnh, nâng cao hiệu suất và hiệu quả (Alge và cộng sự, 2003; Ford và Seers, 2006; Seers và cộng sự, 1995; Ford và cộng sự, 2014).
Kết quả có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu hiện tại về sự ảnh hưởng của trao đổi giữa nhóm và thành viên đến văn hóa an tồn người bệnh. Ford và Seers (2006) đã nghiên cứu sự đồng thuận các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện văn hóa an toàn người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa LMX và
TMX càng cao thì sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện văn hóa an tồn người bệnh càng cao. Antonina De Pau (2014) đã chỉ ra rằng, trao đổi giữa nhóm và thành viên có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa an tồn người bệnh.
Do đó, có thể đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Trao đổi giữa nhóm và thành viên (TMX) có ảnh hƣởng tích cực đến văn hóa an tồn ngƣời bệnh.