Thị trường giao nhận vận tải và các đối thủ cạnh tranh của UPS tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan về UPS Việt Nam

2.2.3. Thị trường giao nhận vận tải và các đối thủ cạnh tranh của UPS tại Việt

Bảng 2.2. Bảng kê lượng hàng hóa vận chuyển của UPS Việt Nam năm 2012

DỊCH VỤ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TỔNG CỘNG

1. Giao nhận vận tải đường hàng

không (tấn) 6,463.5 1,078.6 7,542.1

2. Giao nhận vận tải đường biển

Hàng lẻ - LCL (cbm) 3,958.0 672.2 4,630.2

Hàng container - FCL (TEU) 16,077.6 1,198.8 17,276.4

(Nguồn: Tài liệu nội bộ UPS – 2013)

2.2.3. Thị trường giao nhận vận tải và các đối thủ cạnh tranh của UPS tại Việt Nam Việt Nam

Mặc dù hoạt động ngành logistics thế giới giảm sút trong ba năm 2009 - 2012 do ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu kéo dài, nhưng Việt Nam vẫn

được đánh giá tốt trong hoạt động logistics. Tại hội nghị thượng đỉnh Chuỗi cung ứng 2012 diễn ra tại TP. HCM, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực logistics tại TP. HCM trong vài năm tới có thể tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo bảng đánh giá xếp hạng chỉ số hoạt động hiệu quả của ngành logistics, Việt Nam đang đứng thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực với tốc độ phát triển trung bình 20% mỗi năm.

Theo thống kê ở VN hiện có khoảng gần 1.000 cơng ty logistics chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là cơng ty nhà nước; 70% là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân; 10% các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% cơng ty logistics do nước ngồi đầu tư vốn. Nếu so sánh về số lượng thì số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam chiếm tỷ lệ áp đảo, nhưng về thị phần các doanh nghiệp nội chỉ chiếm chưa đầy 20 - 25% thị phần, trong khi các doanh nghiệp logistics ngoại chiếm gần như toàn bộ phân khúc thị trường lớn.

Đa số các công ty giao nhận vận tải hay công ty logistics lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam từ đầu thập niên 1990. Bắt đầu bằng văn phịng đại diện, sau đó chuyển sang góp vốn liên doanh rồi là 100% vốn nước ngồi. Một vài cơng ty lớn trên danh nghĩa vẫn nhờ một công ty Việt Nam làm đại lý. Tuy nhiên mọi hoạt động đều do phía nước ngồi quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam thường không can thiệp được nhiều ngồi việc ăn phí đại lý trên mỗi hợp đồng dịch vụ. Các hợp đồng vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng tại Việt Nam của các công ty lớn như Nike, Adidas, Nortel, Carrefour... thường về tay các cơng ty tồn cầu như Kuehne Nagel, Schenker, Panalpina, DHL... Các cơng ty Việt Nam khó chen chân phần vì chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế, phần vì các cuộc đấu thầu hàng năm của các tập đoàn lớn thường diễn ra ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI thường chiếm tỷ trọng lớn trong lượng hàng hóa xuất khẩu, có xu hướng sử dụng cơng

dụng Yusen Logistics, Yamato... Các công ty Đức thường dùng Kuehne Nagel, Schenker, các công ty Mỹ thường sử dụng UPS, FedEx.

Các hãng tàu lớn hiện nay có các cơng ty logistics riêng như APL có APL Logistics, NYK có NYK Logistics, OOCL có OOCL Logistics, Maersk có Damco logistics... những đơn vị này có lợi thế về thương hiệu cũng như sức mạnh tài chính, đang hoạt động và ngày phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam.

Việt Nam có một số cơng ty giao nhận vận tải hay cơng ty logistics có chút ưu thế, như các công ty nhà nước: Vinalines, Viconship, Vietrans, Vinafreight...; các cơng ty có nguồn gốc quốc doanh nay đã cổ phần hóa, như: Cơng ty CP Kho vận Miền Nam (Sotrans), Công ty CP Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vinatrans), Công ty CP Gemadept; hoặc các công ty mới thành lập trực thuộc các công ty quản lý cảng vụ, kho bãi,... như Tân Cảng Logistics. Các công ty này được thừa hưởng những lợi thế nhất định về cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính trước đây. Tuy nhiên, số doanh nghiệp còn lại chủ yếu là nhỏ lẻ và manh mún. Đây là các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn và nhân lực thì đa số < 30 người/cơng ty. Dịch vụ cung cấp chủ yếu chỉ đơn giản như khai thuê hải quan, vận chuyển nội địa và bán cước vận tải quốc tế.

Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hoá dịch vụ Logistics trong WTO và Hội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình 4 bước đến năm 2014 là: Tự do hoá thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế; Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; Nâng cao năng lực quản lý logistics và Phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường logistics vào năm 2014. Sự cạnh tranh trong ngành logistics tại Việt Nam sẽ ngày càng gay gắt hơn với sự gia nhập ngày càng nhiều các công ty logistics lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)