Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mô tả mẫu nghiên cứu:

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất), ưu điểm của phương pháp này đó là việc tiết kiệm thời gian và chi phí trong nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cách chọn mẫu thuận tiện về cơ bản phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả.

Đối tượng khảo sát là những công ty hiện đang sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS tại Việt Nam. Thông tin khách hàng được lấy từ cơ sở dữ liệu khách hàng của UPS Việt Nam năm 2012.

Kích thước mẫu:

Theo Tabachnick & Fidell (1996), kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 8*m + 50

(Trong đó: n là cỡ mẫu và m là số biến độc lập của mơ hình)

Mơ hình nghiên cứu được xây dựng gồm 5 biến độc lập là 5 thành phần của chất lượng dịch vụ nên số lượng mẫu cần thiết là:

n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu.

Theo Hair et al. (2006), đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu tối thiểu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 5*x

Bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu chính thức gồm 25 biến quan sát của thang đo chất lượng dịch vụ và 3 biến quan sát cho thang đo sự hài lòng của khách hàng nên số mẫu tối thiểu là: n ≥ 5*25 = 125 mẫu.

Vì vậy, kích thước mẫu u cầu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện và chính xác cho nghiên cứu phải là 125 mẫu/ đối tượng khảo sát.

Theo cơ sở dữ liệu khách hàng của UPS năm 2012, hiện tại có trên 850 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS. Để đảm bảo tính đại diện cao cho nghiên cứu, tác giả sẽ thu thập khoảng 300 mẫu dùng cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của UPS việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)