Quan niệm về hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 41 - 42)

Giáo dục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người con những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong đời sống [8, tr.754]. Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [32, tr.440].

Nói đến hiệu quả của một hoạt động người ta thường đề cập đến các vấn đề sau: một là, sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạt động, giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có; hai là, sự so sánh giữa kết quả đạt được và mục đích đã đạt tới là sự ăn khớp một phần hay hồn tồn của kết quả với mục đích và nhiệm vụ đặt ra từ trước; ba là, sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về vật lực, tài lực... để đạt được kết quả đó. Tổng hợp những quan niệm trên đây, có thể đưa ra quan niệm về hiệu quả giáo dục như sau: hiệu quả giáo dục là sự tương quan giữa kết quả đạt được do tác động giáo dục mang lại với mục đích của cơng tác giáo dục được đặt ra và với chi phí để đạt được kết quả đó trong một điều kiện nhất định.

Như vậy, hiệu quả khác với kết quả. Kết quả là cái đạt được do hoạt động giáo dục mang lại, là sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng sau một chu trình tác động giáo dục, nhưng chưa tính đến chi phí để có kết quả đó. Trong khi đó, hiệu quả là tương quan, là sự so sánh giữa kết quả với mục đích và với chi phí trong cơng tác giáo dục. Nói cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa cái đạt được (kết quả) với cái đặt ra (mục đích) và cái bỏ ra (chi phí).

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 41 - 42)