Tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 42 - 46)

hội chủ nghĩa

Để đánh giá hiệu quả giáo dục cần xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục trên hai lĩnh vực nhận thức và hành động.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục cụ thể trên lĩnh vực nhận thức.

Về mặt nhận thức, thể hiện ở một đối tượng cụ thể của công tác giáo dục, được đánh giá bằng các tiêu chí như sau:

Một là: Tính tích cực nhận thức, gắn với những khái niệm như: lòng

say mê, ước vọng, thiên hướng và hy vọng của con người muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình, sự quan tâm của họ đến việc nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc. Trong phạm vi tiêu chí này, sự phong phú của nhu cầu nhận thức và sự hứng thú đối với vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước là những chỉ số rất quan trọng. Nếu không xuất hiện nhu cầu hiểu biết, sự hứng thú đối với chủ nghĩa yêu nước thì việc giáo dục khơng thể đạt tới kết quả. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho những người làm cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN nói riêng là tạo ra sự hứng thú ấy làm tiền đề cho công tác giáo dục đạt kết quả cao.

Hai là: Trình độ tri thức mà đối tượng giáo dục đạt tới. Quá trình thu

nhận tri thức mới được thể hiện trong sự thống nhất giữa nhận thức giáo dục và kinh nghiệm, thể hiện ở các chỉ số sau:

- Sự am hiểu về những sự kiện, hiện tượng của thực tế khách quan.

- Trình độ hiểu biết những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, mới tiếp thu được.

- Việc hiểu và nắm vững nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận và biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích các q trình và hiện tượng của đời sống xã hội là tiêu chí tri thức cao nhất.

Ba là: Niềm tin là tiêu chí cao nhất của hiệu quả giáo dục cụ thể về mặt

nhận thức. Trên cơ sở niềm tin, con người có lịng trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, với con đường XHCN mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn, với chủ nghĩa yêu nước XHCN. Những tiêu chí biểu hiện cụ thể của niềm tin gồm:

- Mức độ tin tưởng vào tính khoa học, tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng; vào sự đúng đắn của tư tưởng, lý luận, quan điểm về chủ nghĩa yêu nước XHCN được trang bị.

- Khả năng đánh giá đúng và định hướng đúng sự kiên định lập trường, quan điểm yêu nước chân chính trước những diễn biến phức tạp của hiện thực xã hội.

- Ý chí vững vàng trong cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của các quan điểm, tư tưởng sai trái; tinh thần, ý chí đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chủ nghĩa yêu nước XHCN.

- Sự kết hợp chặt chẽ quan điểm với hành động thực tế, sự sẵn sàng hành động phù hợp với tri thức được trang bị, tức là niềm tin bao hàm sự thống nhất giữa lời nói với việc làm.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục trên lĩnh vực hành động.

Hiệu quả giáo dục trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn của con người biểu hiện ở tính tích cực lao động và tính tích cực CT-XH.

- Tính tích cực lao động sản xuất thể hiện ở các tiêu chí sau:

Một là: Sự tận tụy với công việc và mức độ sáng tạo trong công việc

được giao.

Hai là: Sự tinh thông nghề nghiệp, thường xuyên quan tâm đến việc

nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hố và khoa học - kỹ thuật.

Ba là: Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, tuân thủ

nghiêm túc kỷ luật lao động.

Bốn là: Tham gia tích cực, sáng tạo vào phong trào thi đua lao động sản

xuất, đổi mới cơ chế kinh tế.

Năm là: Biết làm giàu cho mình và cho đất nước bằng lao động chính

đáng, biết lao động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh.

Sáu là: Tham gia vào việc đấu tranh chống những hành vi vi phạm lợi ích

tập thể, lợi ích xã hội, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, làm ăn phi pháp luật. - Tính tích cực CT-XH thể hiện ở các tiêu chí sau:

Một là: Ý thức cao về nghĩa vụ công dân và mức độ thực hiện nghĩa vụ đó. Hai là: Tham gia tích cực, nhiệt tình vào việc tuyên truyền, phổ biến

chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước XHCN.

Ba là: Tham gia tích cực, tự giác vào các lĩnh vực khác nhau của công

tác xã hội; vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị đặt ra trước xã hội; vào việc quản lý các công việc của Nhà nước, của tập thể, của các tổ chức CT-XH.

Bốn là: Tham gia tích cực, tự giác vào việc xây dựng đường lối, chính

sách của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; tham gia bầu cử các cơ quan chính quyền, các tổ chức CT-XH, tham gia xây dựng Đảng...

Năm là: Tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh chống các hiện

tượng tiêu cực trong đời sống chính trị như: tệ quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, cơ hội, thờ ơ chính trị...

Để đánh giá hiệu quả cần xác định đúng kết quả của quá trình giáo dục. Muốn đánh giá đúng kết quả có thể sử dụng các phương pháp định lượng như: phỏng vấn (câu hỏi đóng), bảng hỏi (câu hỏi đóng), điều tra, thống kê... và các phương pháp định tính như: phỏng vấn (câu hỏi mở), bảng hỏi (câu hỏi mở), thảo luận, quan sát, phân tích nội dung...

Chương 2

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 42 - 46)