Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 85)

Những nguyên nhân chủ quan

Một là: Trong thời gian qua, cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp chưa

thế hệ trẻ nói chung và thanh niên nói riêng. Trong q trình phát triển đất nước, nhiều địa phương - trong đó có tỉnh Khăm Muộn - đã quá tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế, chưa thực sự tập trung vào phát triển văn hóa, giáo dục trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, đơi khi các cấp uỷ đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân chưa đặt đúng vị trí, chưa nhận thức hết vị trí, vai trị tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN với tư cách là một nhân tố quan trọng phát huy nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tỉnh cịn chậm thể chế hố các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên, về giáo dục- đào tạo, văn hoá, làm ảnh hưởng chung đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên tỉnh Khăm Muộn. Còn nhiều cấp lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền đã khơng đưa giáo dục chủ nghĩa u nước XHCN vào cơng tác lãnh đạo của mình. Cơng tác chỉ đạo thực hiện cịn nhiều bất cập, đôi chỗ chỉ là quan tâm chỉ đạo trên giấy tờ. Nhiều nơi giáo dục chủ nghĩa yêu nước cịn mang nhiều hình thức, hiệu quả giáo dục khơng cao, công tác kiểm tra, giám sát đơi lúc cịn bng lỏng. Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của đảng bộ tỉnh Khăm Muộn chỉ rõ: “công tác giáo dục khơi dậy tinh thần yêu nước của quần chúng vào cuộc sống nhân dân còn hạn chế; kiểu cách lãnh đạo, quản lý của các cấp đảng và chính quyền các cấp tỉnh trong cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng và cơng tác kiểm tra thiếu kiên quyết” [47, tr.25].

Hai là: Trong công tác giáo dục chủ nghĩa u nước XHCN, gia đình

có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của con cháu mình. Nhưng, nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc giáo dục nói chung, giáo dục chủ nghĩa yêu nước nói riêng là trách nhiệm của nhà trường, do đó thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, coi việc đáp ứng đầy đủ những địi hỏi của con cái là hồn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Sự nng chiều q mức con cháu mình khiến cho nhiều thế hệ trẻ- thanh niên có lối sống ích kỷ, cá nhân, chỉ muốn người khác quan tâm đến mình mà khơng thấy được trách nhiệm và

nghĩa vụ của mình với gia đình và xã hội. Nhiều gia đình bng lỏng việc quản lý con cái, thiếu sự quan tâm theo dõi thường xuyên, nên nhiều thanh niên mắc vào tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị khơng vững vàng; có gia đình cịn tồn tại hiện tượng cờ bạc, bạo hành, buôn bán trái phép, coi đồng tiền là tất cả. Những hiện tượng đó đã tác động trực tiếp đến tâm lý, thói quen, nhận thức và ý thức phấn đấu vươn lên trong lập thân, lập nghiệp của thanh niên.

Ba là: Nhiều trường phổ thông trung học và các trường cao đẳng chưa

thật sự coi trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho học sinh. Tư duy coi nhẹ các môn khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là các mơn khoa học Mác- Lênin, cịn tồn tại ở chính ngay trong những người làm công tác quản lý giáo dục ở các trường. Một bộ phận giáo viên cịn chạy theo thành tích, tâm lý thi cử cịn nặng nề, chưa coi trọng đúng yêu cầu gắn "dạy chữ" với “dạy người”. Trong những năm qua, các trường quan tâm quá mức đến giáo dục khoa học - kỹ thuật, kinh tế, tin học, ngoại ngữ..., ít chú trọng giáo dục nhân văn cho thế hệ trẻ. Chính điều này đã tạo ra khoảng cách và lỗ hổng lớn trong giáo dục nhân cách, đặc biệt là giáo dục nhận thức và hành vi yêu nước XHCN cho học sinh. Trên thực tế, các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp hướng tới mục đích giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho học sinh chưa được sự quan tâm đúng mức ở nhiều trường. Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 của Sở Giáo dục và thể thao tỉnh Khăm Muộn thừa nhận: chất lượng giáo dục tồn diện chưa cao, cơng tác giáo dục đạo đức tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh chưa được thực sự chú trọng. Nhiều trường chưa quan tâm đầu tư đúng mức đến đời sống và điều kiện làm việc, học tập của giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường, khiến một bộ phận giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác và dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường còn thiếu, ảnh hưởng tới việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực. Việc đầu tư cho các hoạt động phong trào của học sinh còn hạn chế. Việc cho giáo viên, học sinh đi tìm

hiểu thực tế tại các địa phương, các di tích, các địa danh lịch sử cịn chưa được quan tâm.

Bốn là: Nhiều thanh niên học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan

trọng của việc bồi dưỡng, rèn luyện chủ nghĩa yêu nước XHCN cho bản thân, trong học tập, lập nghiệp và rèn luyện trong cơng tác. Trình độ nhận thức của một bộ phận thanh niên hiện nay đối với những vấn đề CT-XH, lịch sử, văn hóa cịn hạn chế; vốn sống, sự hiểu biết với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cịn nơng cạn. Khơng ít thanh niên chưa thấy rõ được vai trò của các giá trị truyền thống, đặc biệt là vai trò của chủ nghĩa yêu nước, đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc.

Những nguyên nhân khách quan

Một là: Kinh tế thị trường khơi dậy tính năng động sáng tạo của mỗi cá

nhân trong sản xuất kinh doanh. Sự mở cửa của quan hệ hợp tác đa phương giúp con người tiếp cận được nhiều giá trị mới từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hội nhập với thế giới hiện đại, khắc phục hạn chế trong tính cách truyền thống. Tuy nhiên, kinh tế thị trường đặt ra khơng ít những thách thức, nhất là đối với các điều kiện kém phát triển như nước Lào. Kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, tính vụ lợi, ích kỷ, tơn thờ các giá trị vật chất, lối sống thực dụng, xem nhẹ, thờ ơ, thậm chí phỉ báng các giá trị tinh thần, văn hoá đạo đức của dân tộc. Con người nếu chỉ quan tâm quá mức đến lợi ích cá nhân sẽ giảm đi ý thức đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc; ý thức tình cảm với Tổ quốc, dân tộc sẽ có thể bị sao nhãng, biến dạng, lệch lạc. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường có nguy cơ dẫn tới đánh mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mất bản sắc văn hóa, là nguyên nhân làm gia tăng khuynh hướng cực đoan, hẹp hịi, ích kỷ, tham nhũng, tệ nạn xã hội. Khơng ít thanh niên vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa cha mẹ, anh em, bè bạn, thầy trò, làm lung lay truyền thống “ tôn sư trọng đạo” vốn được dân tộc Lào trân trọng và gìn giữ.

Hai là: Tình hình thế giới ngày nay có nhiều biến động, CNXH hiện

trọng, sự phục hồi của CNXH ở một số khu vực trên thế giới là một tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng cần phải nhận thấy một thực tế, sự sụp đổ CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu cịn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của một bộ phận nhân dân, trong đó có những thanh niên ở tỉnh Khăm Muộn. Việc một bộ phận thanh niên trong tỉnh dao động, mất niềm tin vào CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước Lào, từ sự mất niềm tin dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng thiếu những quan tâm đến những vấn đề CT-XH của đất nước, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên có ngun nhân sâu xa từ đó. Bên cạnh đó, sau sự sụp đổ của mơ hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa tư bản đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, bôi đen, phủ nhận những giá trị của CNXH hiện thực, phủ nhận những thành quả mà CNXH đã tạo ra và vai trò của CNXH đối với nhân loại. Đồng thời, chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách để quảng bá hình ảnh của mình, tìm cách để chứng minh chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của nhân loại. Điều đó khiến khơng ít thanh niên ngộ nhận, dao động trước những luận điểm xuyên tạc, chống phá của kẻ thù.

Ba là: Tồn cầu hố trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có tư

tưởng và văn hố, sự hợp tác văn hóa song phương và đa phương, trong khn khổ của các tổ chức khu vực và thế giới đã làm tăng sự giao lưu giữa Lào với thế giới, làm cho thanh niên có sự hiểu biết rộng về văn hố thế giới. Phong cách sống của thanh niên được cởi mở hơn, năng động hơn, làm việc khoa học hơn và có sự tự tin hơn. Song, tồn cầu hố cũng đem lại những thách thức không nhỏ với xã hội, đặc biệt làm ảnh hưởng đến lối sống, tư tưởng, văn hoá của thanh niên tỉnh Khăm Muộn. Ngày nay các thế lực thù địch truyền bá, tun truyền thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: phim ảnh, âm nhạc, xuất bản, mạng internet và những kênh thông tin khác. Các nước phương Tây đang đầu tư thực hiện cuộc “xâm lăng văn hoá”, “thực dân văn hoá” nhằm phổ biến, truyền bá những quan điểm giá trị, văn hoá, lối sống của các nước phương Tây vào nước Lào. Chúng kích động văn nghệ sĩ địi tự do sáng tác, tự do cơng bố tác phẩm văn học nghệ thuật, phản đối sự kiểm

duyệt của cơ quan nhà nước, địi được cơng khai đánh giá lại các sự kiện, nhân vật lịch sử theo quan điểm của phương Tây, từng bước thoát ly sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá.

Chủ nghĩa đế quốc đang sử dụng đồng tiền và các ấn phẩm độc hại để thực hiện “diễn biến hồ bình”, tác động đến đời sống thanh niên tỉnh Khăm Muộn hiện nay, một bộ phận thanh niên, do trình độ nhận thức đối với những vấn đề chính trị- xã hội cịn hạn chế, thiếu ý thức rèn luyện và học tập, mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của kẻ thù đã trở thành đối tượng để kẻ địch lợi dụng truyền bá những quan điểm, tư tưởng phản động, làm hư hỏng một bộ phận thanh niên, khiến họ giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và CNXH, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, các thành quả cách mạng và sự nghiệp đổi mới, dần xa rời những giá trị truyền thống, rơi vào hư vô dân tộc, khơng thấy được trách nhiệm của bản thân mình đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Một bộ phận thanh niên bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tuyên truyền chống phá chế độ, gây mất ổn định xã hội...

Mặt khác, do âm mưu của “diễn biến hồ bình”, một số thanh niên dễ bị lơi kéo, kích động vào các hoạt động chống phá cách mạng như: truyền đạo trái phép, tuyên truyền sách báo, văn hoá phẩm độc hại, truyền bá tư tưởng tự do quá mức và lối sống phương Tây, kích động “mâu thuẫn thế hệ”...

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w