Tác động của tình hình trong nước, của tỉnh Khăm Muộn

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 87 - 89)

Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường, của cơ chế thị trường đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang làm cho ý thức yêu nước ở một số người bị xói mịn. Tổ quốc đối với những người này khơng cịn là biểu tượng thiêng liêng. Họ coi đồng tiền là tất cả, khơng ít người bị đầu độc bởi các luận điệu của kẻ thù “nhân quyền cao hơn chủ quyền”; lối sống giàu tình nghĩa, đậm chất nhân văn vốn là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào bị mai một, mờ nhạt dần dưới sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường. Tâm lý tuyệt đối hoá các giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần, xa rời những giá trị truyền thống, chạy theo lối sống ích kỷ thực dụng, tâm lý hưởng thụ, thiếu sự quan tâm đến mọi người chung quanh, chạy theo thị hiếu tầm thường... có xu hướng ngày càng lan rộng, trong đó đặc biệt là ở giới thanh niên. Tình trạng ngộ nhận giá trị, tư tưởng chuộng ngoại, theo đuổi lối sống văn hoá của phương Tây, sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hố của dân tộc..., vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp đã xuất hiện khá phổ biến trong một bộ phận dân cư, nhất là trong thanh niên. Một số người lại biến chủ nghĩa yêu nước từ chỗ là ý thức tự vệ chính đáng để giữ gìn độc lập cho Tổ quốc thành thái độ hẹp hòi, bài ngoại

mù quáng, chống lại tồn cầu hố, hội nhập. Hệ quả của tư tưởng này là bảo thủ, không chịu đổi mới để tạo thuận lợi cho hội nhập nhằm từ đó học tập, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác làm phong phú thêm giá trị yêu nước trong điều kiện mới.

Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Lào ngày càng phức tạp dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các giai cấp, tầng lớp xã hội có lợi ích, mức sống và lối sống khác nhau. Nhận thức và hành vi yêu nước XHCN của các giai cấp và tầng lớp xã hội ngày càng khác nhau.

Mặt khác, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đang được áp dụng ở nước Lào đã thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi và tạo điều kiện cho sự phát triển của lý trí, trí tuệ con người, từ đó tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của đạo đức nói chung, của chủ nghĩa yêu nước XHCN nói riêng. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường là sự phân hố giàu nghèo, chạy theo lợi ích vật chất, “đơn điệu hoá" các mặt xã hội, đạo đức (mà biểu hiện cực đoan là sự bắt chước) đồng thời xem nhẹ, lãng quên các giá trị đạo đức truyền thống...; đối với khoa học cơng nghệ, đó là “tạo ra sự phát triển thiên lệch của lý trí trong cấu trúc nhân cách... cản trở sự phát triển tình cảm” [28, tr.3], trong đó có tình cảm đối với q hương, đất nước, Tổ quốc.

Tất cả những vấn đề trên đã làm mờ nhạt phần nào ý niệm về Tổ quốc XHCN, về chủ nghĩa yêu nước XHCN ở một số người Lào. Một bộ phận khơng nhỏ thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên, chạy theo lối sống thực dụng sa sút về phẩm chất đạo đức, tư tưởng và lối sống, xa rời lý tưởng cách mạng của Đảng v.v.., gây ảnh hưởng xấu đến quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa u nước XHCN ở mỗi người. Thậm chí, có người cịn kêu gọi u nước ngày nay khơng nhất thiết phải yêu CNXH, yêu nước cần phải tách rời, thậm chí đối lập với yêu CNXH, chỉ cần yêu nước là đủ, khơng cần gắn liền với u CNXH, và “có một chủ nghĩa u nước khơng XHCN mà vẫn đóng

vai trị động viên cổ vũ dân tộc”. Họ khuyên Đảng NDCM Lào hãy “vì dân tộc” mà khơng “vì CNXH”. Với cách nghĩ như vậy, những người này kêu gọi Đảng và nhân dân Lào từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Sự sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, của người lớn, của một số thầy cô giáo nhất là ở trong thanh niên trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Khăm Muộn đã tác động không thuận lợi tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên ở tỉnh Khăm Muộn. Một thực tế đang diễn ra ngay trong bản thân thanh niên ở các địa phương của tỉnh là tình trạng một bộ phận khơng nhỏ vi phạm pháp luật, sa sút phẩm chất đạo đức, như trộm cắp, buôn bán ma tuý, ăn chơi, gây ảnh hưởng trật tự trong xã hội. Do lứa tuổi thanh niên chưa đủ sự chín chắn, từng trải, dễ nhiễm những thói hư tật xấu, thích cái mới nhưng chưa đủ hiểu biết và bản lĩnh để làm chủ bản thân mình nên các thế hệ trẻ nói chung, thanh niên nói riêng dễ có nhận thức và hành vi lệch lạc khi khơng được nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục bù đắp sẽ dễ dẫn đến suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống, trong đó có chủ nghĩa yêu nước.

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w