Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 104 - 109)

sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên

Để tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào hiện nay cần tổ chức tốt sự phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nâng cao vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên, Hội học sinh,

các cơ quan quản lý giáo dục, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động CT-XH trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên cho thanh niên, học sinh.

Công tác vận động, giáo dục thanh niên học sinh là nhiệm vụ hàng đầu, chức năng chủ yếu của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội học sinh, các cơ quan quản lý giáo dục, trong đó nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên học sinh là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong mọi hoạt động của

mình, do đó mọi hoạt động của Đồn Thanh niên, Hội học sinh, các cơ quan quản lý giáo dục đều nhằm giáo dục lý tưởng, tăng thêm niềm tin cho thế hệ trẻ vào con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân Lào đã lựa chọn. Trong giai đoạn hiện nay, tuy bối cảnh chính trị quốc tế hết sức phức tạp, tình hình KT-XH của đất nước có những thay đổi nhanh chóng, sâu sắc nhưng Đồn Thanh niên NDCM Lào vẫn thể hiện xứng đáng là trường học XHCN của thế hệ trẻ Lào.

Đẩy mạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi có tính đấu tranh, phản biện lại các quan điểm sai trái với chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để phát huy tính tích cực chính trị của thanh niên học sinh, qua đây củng cố niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và con đường đi lên CNXH ở Lào.

Việc tổ chức các hoạt động thực tiễn cần đặc biệt chú ý tính định hướng tư tưởng cho thanh niên học sinh, bởi mọi sự lệch lạc trong định hướng tư tưởng đều sẽ có những ảnh hưởng khơng tốt tới q trình hình thành lý tưởng cho thanh niên học sinh; đồng thời, phải tính đến tâm sinh lý lứa tuổi của thanh niên, học sinh, tránh nặng nề, khô cứng nhưng cũng không hời hợt, thiếu chiều sâu theo kiểu "lấy vui làm chính". Bên cạnh đó, cần đảm bảo các hoạt động được tổ chức phải xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn, thiết thực, chính đáng của thanh niên học sinh. Các hình thức tổ chức phải hợp lý về thời gian, địa điểm, tránh tổ chức quá nhiều hoạt động chạy theo bề nổi làm ảnh hưởng tới thời gian học tập và sinh hoạt của thanh niên học sinh. Nội dung, chương trình của các buổi mít tinh, kỷ niệm các ngày lễ lớn phải tổ chức trang trọng, cô đọng, sâu sắc, tránh phơ trương hình thức, làm sao để qua mỗi buổi mít-tinh, kỷ niệm, thanh niên học sinh thấy được niềm phấn khởi, vinh dự, tự hào về truyền thống của tuổi trẻ, của dân tộc, của Đảng về con đường đi lên CNXH của đất nước, nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

Đổi mới cơng tác cán bộ Đồn Thanh niên, Hội học sinh, cán bộ làm cơng tác giáo dục, hướng tới việc chuẩn hóa, xây dựng đội ngũ chuyên trách làm công tác giáo dục thanh niên học sinh. Các cấp, các ngành cùng các trường không ngừng nâng cao nhận thức vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ đặc thù này để có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng hợp lý, lâu dài, tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng, tâm huyết của mình vào giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên học sinh.

Thứ hai, phát huy vai trò của các cơ quan, phương tiện thơng tin đại

chúng, các loại hình văn hố - nghệ thuật phục vụ cho cơng tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên trên địa bàn.

Để công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên tỉnh Khăm Muộn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải có sự tham gia đắc lực hơn nữa của các phương tiện thông tin đại chúng vào việc định hướng giá trị và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí địa phương và trung ương cần xây dựng nhiều chương trình phát thanh, truyền hình phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh niên, học sinh, có nội dung hấp dẫn, hướng vào việc giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ (như: xây dựng các vở kịch lịch sử, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử; mở các cuộc tọa đàm giữa thanh niên, học sinh với các nhà lãnh đạo, các lão thành cách mạng, các gương điển hình về chủ nghĩa yêu nước XHCN chung quanh vấn đề về lý tưởng, lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay... trên truyền hình). Điều chỉnh lịch phát sóng để các em có điều kiện theo dõi; tăng cường số lượng, chất lượng các bài viết, các buổi phát thanh, truyền hình về gương "người tốt, việc tốt" trong các lĩnh vực học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên, học sinh. Tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình có tác dụng tích cực trong việc giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi yêu nước XHCN cho thế hệ trẻ. Giảm bớt thời lượng và liều lượng các bài viết, các chương trình phát thanh truyền hình nặng tính thương mại, ít mang tính giáo dục đang tồn

tại và xuất hiện khá nhiều ở nước Lào nói chung, tỉnh Khăm Muộn nói riêng. Khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc cho tuổi học rò, kịch lịch sử, về đề tài lịch sử mang tính giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN để phục vụ thanh niên, học sinh vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa. Điều này sẽ thu hút đông đảo thanh niên, học sinh tham gia, từ đó giáo dục thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc - một biểu hiện cơ bản của chủ nghĩa yêu nước XHCN Lào.

Thứ ba, tổ chức tốt sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã

hội trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên.

Để nâng cao hiệu quả của giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên học sinh hiện nay, việc kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là một giải pháp cơ bản không thể thiếu. Sự kết hợp này sẽ tạo ra sự liên tục, thống nhất trong tư tưởng và hành động của các chủ thể giáo dục cùng tác động tới thanh niên, học sinh.

Gia đình được coi là tế bào của xã hội, tổ ấm u thương, nơi ni dưỡng và hình thành những phẩm chất nhân cách của mỗi con người. Con cái luôn là niềm hy vọng lớn lao của các bậc sinh thành; nuôi dạy con cái trưởng thành là mong muốn chung, nguyện vọng cao nhất của các bậc cha mẹ, vậy nên tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được gia đình dành cho con cái. Gia đình chính là điểm tựa vững chắc giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ đời thường để tự hồn thành nhân cách của mình, trở thành con người có ích cho xã hội.

Bên cạnh đa số gia đình ở tỉnh Khăm Muộn thực hiện tốt chức năng của mình thì cũng cịn có khơng ít gia đình - vì những lý do khác nhau - chưa thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với xã hội, lơ là trong quản lý, giáo dục con cái, thậm chí nêu gương xấu cho con em mình. Chính những tác động tiêu cực ngồi xã hội là ngun nhân chính dẫn tới sự suy thối các quan hệ trong gia đình, tình trạng con cái ngược đãi cha mẹ, anh em đánh chửi nhau, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội xảy ra ngày càng nhiều. Khi nhiều gia đình đã thực sự

khơng cịn là điểm tựa, định hướng nhân cách cho các em, một bộ phận thanh niên đã đánh mất tương lai tươi đẹp của mình chỉ vì buồn chán chuyện gia đình mà rơi vào cạm bẫy của tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật...

Thực trạng này địi hỏi mỗi gia đình phải thấy rõ trách nhiệm của mình, quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục con cái. Không chỉ là chăm lo về đời sống vật chất, mà phải tạo ra môi trường thuận lợi để giáo dục nhân cách cho các em; quan hệ trong gia đình phải chặt chẽ, thương yêu, cha mẹ xứng đáng là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Mỗi gia đình phải thật sự là một cái nơi văn hố lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi thành viên trong gia đình.

Nhà trường là nơi cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp tạo cơ sở cho mỗi bước trưởng thành sau này của các em. Nhà trường đóng vai trị định hướng giáo dục, tổ chức giáo dục và kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc giáo dục. Thời gian học tập ở trường có tác động ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành bản lãnh chính trị, niềm tin, lý tưởng cho thanh niên học sinh. Những tri thức khoa học cùng với những kiến thức thực tiễn sống động qua các hoạt động phong trào đoàn thể, cùng những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, nhân cách của thầy cơ sẽ giúp hình thành vững chắc thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng trong mỗi thanh niên, học sinh, giúp họ nhận thức, hành động vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, sống cống hiến, có ích cho gia đình và xã hội.

Gia đình phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cũng như quản lý tốt thanh niên học sinh ngoài thời gian học tập. Gia đình và nhà trường cần ln đảm bảo thông tin hai chiều một cách chặt chẽ, gia đình nên chủ động nắm bắt thơng tin để có những hiểu biết nhất định từ phía nhà trường nhằm hành động sao cho phù hợp, khơng cản trở con em mình tham gia các phong trào có tính thực hành CT-XH do Đoàn Thanh niên, Hội học sinh hay nhà trường tổ chức. Thanh niên học sinh được hồ mình trong các hoạt động CT- XH sẽ nhanh chóng nâng cao khả năng quan sát, phát hiện và giải quyết

những vấn đề xã hội nảy sinh, hình thành kỹ năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, tính tích cực chính trị sẽ được nâng cao.

Tất cả những tri thức được tiếp nhận từ nhà trường sẽ được thanh niên học sinh trải nghiệm trong hiện thực cuộc sống sôi động hàng ngày. Song, hiện nay nhiều hiện tượng trong cuộc sống diễn ra khác xa với những điều thanh niên học sinh được học và đây chính là trở lực lớn nhất tác động tới thanh niên học sinh trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN hiện nay. Với vai trị là mơi trường sống trong đó các cá nhân thực hiện các chức năng xã hội để tự hồn thiện mình, xã hội - trực tiếp là Nhà nước - cần có những định hướng toàn diện về mặt kinh tế, đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ được thực hiện qua Nhà nước, qua mạng lưới thông tin đại chúng, qua dư luận và các công tác xã hội khác. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, từng bước hạn chế những tiêu cực trong xã hội, nhất là việc chống tham nhũng, lãng phí..., sẽ có tác động tích cực đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên hiện nay.

Một phần của tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên tỉnh khăm muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w