Cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là tồn bộ hoạt động của người cán bộ quản lý nhằm bào đảm cho hoạt động của những cán bộ dưới quyền đi theo một hướng nhất định và đạt được những mục tiêu cụ thể.
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa, vai trị hết sức quan trọng đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Hoạt động này chi phối đến các yếu tố khác và quyết định đến chất lượng hoạt động của cơ quan đó. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân - một ngành hoạt động đặc thù với nguyên tắc thủ trưởng, mọi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật và tuân theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp trên nên hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành lại càng có vai trị, ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của KSV nói chung và chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự nói riêng.
Cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự bao gồm:
- Quản lý số lượng án thụ lý giải quyết theo những mốc thời gian nhất định (tuần, tháng, quí..). Cần đặc biệt chú ý đến các vụ án mà bị cáo kêu oan, chối tội, những vụ án mà dư luận quan tâm, những bị cáo mà toà cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội, những trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị.
- Quản lý kết quả xét xử, trong đó chú ý đến những vụ án, bị cáo mà Tồ án tun khơng phạm tội, hoặc tun khác với tội danh, khung hình phạt, mức hình phạt…mà Viện kiểm sát đã truy tố, luận tội để có hướng xử lý tiếp theo.
- Quản lý chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự của từng KSV, đơn vị.
- Chỉ đạo đường lối giải quyết từng vụ án: cho ý kiến về điều, khoản áp dụng đối với từng bị cáo, loại hình phạt, mức hình phạt, các trường hợp đình chỉ vụ án, đề nghị huỷ án sơ thẩm, thay đổi tội danh, thay đổi loại hình phạt, mức hình phạt…so với cấp sơ thẩm. Đặc biệt chú ý đến những vụ án bị cáo
kêu oan, những vụ án và Tồ án có thể tun bị cáo khơng phạm tội, những vụ án tham nhũng, những vụ án liên quan đến tôn giáo, những vụ án mà dư luận xã hội quan tâm.
- Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự cho từng cán bộ, KSV thuộc thẩm quyền mình phụ trách.
- Hướng dẫn, trả lời đối với những vụ án của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thỉnh thị, nhất là đối với những vụ án mà Tồ án có thể tun bị cáo khơng phạm tội, những vụ án tham nhũng, những vụ án liên quan đến tôn giáo, những vụ án mà dư luận xã hội quan tâm.
- Điều hành, phân công KSV thụ lý, nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia tranh tụng tại phiên toà. Ở cấp sơ thẩm nên phân công KSV đã trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án tiếp tục thực hành quyền công tố, tham gia tranh tụng tại phiên tồ vì như vậy bảo đảm cho KSV nắm chắc vụ án và thuận lợi tiến hành các hoạt động tại phiên toà.
- Kiểm tra, tổ chức kiểm tra việc thực hành quyền cơng tố của KSV (trong đó có các hoạt động tranh tụng) của đơn vị cấp dưới nhằm phát hiện những thiếu sót, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.
- Tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn mình phụ trách. Nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chủ quản (Toà án, cảnh sát dẫn giải bị cáo là phạm nhân, bị cáo tạm giam, chính quyền địa phương nơi mở phiên tồ lưu động…) trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự.
Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự nói riêng được phân cấp cho lãnh đạo Viện (Viện trưởng, các Phó Viện trưởng), Trưởng, phó phịng…thực hiện.
Mỗi chức danh có một nhiệm vụ, thẩm quyền riêng nhưng tất cả phải tuân theo sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho KSV thực hiện trách nhiệm của mình cần có cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành phù hợp với cơng việc theo hướng tăng cường tính độc lập và chịu trách