Tình hình tội phạm gia tăng về số lượng, tính chất phức tạp đang là thử thách lớn đối với KSV. Đội ngũ KSV hiện nay mặc dù đa phần được đào tạo tương đối cơ bản, nhưng kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức về kinh tế, xã hội, khoa học cơng nghệ...cịn nhiều hạn chế, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà.
Một số địa phương (huyện miền núi, hải đảo) cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu những phương tiện sơ đẳng phục vụ cho tác nghiệp của KSV... Trình độ dân trí, khả năng nhận thức tiếp thu của người dân ở vùng này thấp, đòi hỏi người KSV phải thật sự có năng lực về chun mơn, am hiểu đời sống văn hố địa phương mới có thể thích ứng với điều kiện tranh tụng của từng phiên toà xét xử, đối với từng vụ án cụ thể.
Những đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tranh tụng của KSV Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự: Cụ thể là:
+ Trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều giữa các vùng miền địi hỏi người KSV phải có năng lực thích ứng tốt trong tranh tụng tại từng phiên tồ xét xử, đối với từng vụ án cụ thể. Đây là thách thức không nhỏ đối với KSV Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Ninh.
+ Đội ngũ KSV hiện nay mặc dù đa phần được đào tạo tương đối cơ bản, nhưng kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn vẫn cịn nhiều hạn chế. Điều đó tác động hạn chế chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự.
+ Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là đối với các huyện miền núi... nhiều nơi thiếu những phương tiện phục vụ cho tác nghiệp của KSV... Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự của KSV Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương Quảng Ninh.
2.2. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤT LƯỢNGTRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA KIỂM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Theo số liệu thống kê [37], số vụ án đưa ra xét xử sơ thẩm hình sự ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến 2010 thể hiện như sau:
Năm Cấp huyện Cấp tỉnh Tổng số
Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo
2005 1119 1602 275 481 1394 2083 2006 1160 1742 366 675 1526 2417 2007 1216 1935 209 452 1425 2387 2008 1390 2466 194 417 1584 2883 2009 1281 2148 179 531 1460 2661 2010 1143 1739 179 399 1322 2138
Qua số liệu ta thấy, số lượng vụ án đưa ra xét xử (giai đoạn 2005 - 2010) tăng trong ba năm đầu, tuy nhiên số vụ án giảm vào hai năm sau đó, đặc biệt năm 2010 giảm so với năm 2005. Hai năm sau, số lượng vụ án đưa ra xét xử ở cấp tỉnh và huyện đều giảm. Từ số liệu cho thấy, tốc độ gia tăng của số vụ án sơ thẩm hình sự (được giải quyết) ở Quảng Ninh không đồng đều giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Trong bốn năm 2005- 2008 số vụ đưa ra xét xử cấp huyện tăng lên trong khi đó số vụ án đưa ra xét xử ở cấp tỉnh giảm do tăng thẩm quyền cho cấp huyện.
Từ khi Bộ luật TTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành (01/7/2004) đến nay, hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ninh đạt những kết quả tốt, chất lượng tranh tụng ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐXX ra bản án đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tạo lịng tin với nhân dân, tích cực tham gia đấu tranh phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có thể đánh giá những kết quả đạt được về chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự ở Quảng Ninh trên các khía cạnh sau: