Tăng cường phối hợp giữa các phòng Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 115)

- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được

3.2.5 Tăng cường phối hợp giữa các phòng Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác

với các cơ quan, đơn vị khác

Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban trong nội bộ ngành và các cơ quan, đơn vị khác tốt thì sẽ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Mối quan hệ phối hợp bao gồm mối quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, mối quan hệ trong công tác nghiệp vụ…Do vậy để bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự ở Quảng Ninh đồng thời phải thực hiện tốt các mối quan hệ: mối quan hệ giữa Viện trưởng, tập thể lãnh đạo với các phòng nghiệp vụ và Viện kiểm sát nhân dân cấp

huyện; giữa các phòng với nhau; giữa các phòng nghiệp vụ với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan, đơn vị khác.

Trước hết, cần nhận thức mối quan hệ giữa các phòng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh với nhau và giữa các bộ phận nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện không chỉ đơn thuần là mối quan hệ trong công tác nghiệp vụ mà còn là mối quan hệ lãnh đạo, điều hành. Đối với công tác nghiệp vụ, việc tăng cường mối quan hệ phối hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ, tác động nhau cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là các vụ án lớn, có nhiều quan điểm khác nhau trước và trong khi tranh tụng, được dư luận quan tâm. Ví dụ mối quan hệ giữa phịng Thực hành quyền cơng tố với phịng giam giữ. Mối quan hệ giữa phòng Tổng hợp với phịng Thực hành quyền cơng tố … Như vậy, trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn giữa các phịng chúng ta thấy có những mối quan hệ phối hợp khác nhau nhưng với mục đích làm cho tất cả hoạt động của các cơ quan, đơn vị đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy sức mạnh của từng bộ phận nhưng cũng tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.

Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng và hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng và Viện kiểm sát nhân dân thành phố, thị xã, huyện trong phối hợp.

Bên cạnh việc tăng cường mối quan hệ phối hợp trong nội bộ ngành như đã trình bày thì việc tăng cường sự phối hợp, mối quan hệ giữa ngành Kiểm sát tỉnh với các cơ quan tiến hành tố tụng khác, với cấp Uỷ đảng, với các cơ quan đơn vị khác là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự.

Thực tế cho thấy nếu mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng tốt thì sẽ giúp cho việc đấu tranh trịng chống tội phạm tốt, nhất là những loại tội phạm đang nổi lên hoặc có chiều

hướng gia tăng, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ, chất lượng giải quyết án sẽ cao hơn, chính xác hơn và phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hơn nữa nếu mối quan hệ phối hợp này tốt làm cho việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất, kịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót trong qua trình tố tụng, giải quyết kịp thời các bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của từng cơ quan. Tuy nhiên, trong mối quan hệ phối hợp này phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành. Để có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả thì yêu cầu đặt ra hàng tháng ban ngành: Cơng an, Tồ án, Kiểm sát của Quảng Ninh phải có cuộc họp giao ban, xây dựng quy chế hoạt động, bảo đảm thực hiện đúng các quy chế và đề ra phương hướng, yêu cầu phối hợp trong thời gian tới.

Ngoài việc xác lập, giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp trong nội bộ ngành, giữa các cơ quan tố tụng thì cịn phải tăng cường mối quan hệ phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể và các cơ quan ngôn luận…Theo định kỳ phải báo cáo với cấp uỷ Đảng địa phương về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm xảy ra ở địa phương, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo, đường lối giải quyết những vụ án phức tạp, nghiêm trọng và những vụ án được dư luận quan tâm. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh còn chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng những chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các cơ quan ngơn luận thì KSV phải chủ động xây dựng chương trình cụ thể như tiếp nhận và xử lý tin báo tội phạm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 115)