Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 107)

- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự

hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự

Như đã phân tích, pháp luật là yếu tố cơ bản, quyết định chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự. Do vậy, nâng cao chất lương tranh tụng nói chung, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự giải pháp quan trọng là phải tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự rất đa dạng và phong phú, bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân như: Hiếp pháp, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự: Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp luật về nội dung như: Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật về dân sự, kinh doanh, thương mại, đất đai, môi trường, lao động…và các văn bản về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ luật, học viên chỉ đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự như: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2003.

Đối với Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002:

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, đặc biệt là các qui định thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự, góp phần tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tình hình mới.

Tuy vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần sửa đổi, bổ sung một số qui định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tạo cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố, cụ thể là:

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện có hiệu quả quyền cơng tố, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự, cần sửa đổi, bổ sung điều 17 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:

“Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Công bố cáo trạng, thực hiện việc buộc tội, tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác;

2. Kiểm sát việc chấp hành các thủ tục xét xử hình sự của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác;

3. Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự cần thiết cho cơng tác xét xử;

4. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm ác bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật;

5. Rút quyết định truy tố, bổ sung, thay đổi rút kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật;

6. Huỷ bổ quyết định truy tố và quyết định rút kháng nghị trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới theo quy định của pháp luật”

Đối với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội thơng qua ngày 02/6/1988 và có hiệu lực ngày 01/01/1989. Qua hơn 10 năm thực hiện, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 được sửa đổi, bổ sung ba lần và được thay thế bằng Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên , trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, theo chương trình xây dựng luật của

Quốc hội, vào những năm sắp tới Bộ luật này cần phải được sửa đổi toàn diện cho phù hợp với tình hình mới. Dưới góc độ nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự, theo chúng tơi, cần sửa đổi, bổ sung một số qui định dưới đây của Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ nhất, cần phân định chức năng công tố của Viện kiểm sát nhân dân

và chức năng xét xử của Toà án nhân dân; cải tiến các thủ tục tại phiên toà để bảo đảm tranh tụng dân chủ, bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa.

Việc phân định chức năng rành mạch chức năng công tố giữa Viện kiểm sát nhân dân và chức năng xét xử của Toà án nhân dân là yêu cầu tối quan trọng của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Khơng chỉ về lý luận mà thực tiễn đã chỉ rõ: khơng thể có cơng lý, bình đẳng, khơng thể có tranh tụng nếu cơ quan xét xử làm cả chức năng buộc tội.

Qua nghiên cứu Bộ Luật TTHS hiện hành và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở nước ta cho thấy các phiên tồ thường diễn ra theo chiều hướng Toà án (HĐXX) buộc bị cáo thay cho Kiểm sát viên. Bộ Luật TTHS có nhiều quy định theo hướng này: Tồ án có trách nhiệm chứng minh tội phạm (điều 10), Toà án khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật quy định để xác định và xử lý người phạm tội (điều 13; điều 104), Toà án trả hồ sơ bổ sung khi xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ để kết tội bị cáo (điều 179), Toà án là chủ thể chủ động và chủ đạo trong việc xét hỏi các bị cáo, người làm chứng, người giám định (điều 207, điều 209, điều 210, điều 211…), Tồ án có quyền kháng nghị các bản án, quyết định của Tồ án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại nếu cho rằng có vi phạm pháp luật (điều 275, 293…). Các quy định trên đây không bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, hạn chế các hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên.

Để bảo đảm phân định rạch ròi chức năng buộc tội và chức năng xét xử, cải tiến thủ tục xét xử bảo đảm tranh tụng dân chủ tại phiên tồ, bình đẳng

giữa các bên buộc tội và bên bào chữa, theo chúng tôi cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định sau đây:

- Sửa điều 13 của Bộ Luật TTHS hiện hành theo hướng: Tồ án khơng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm mà chỉ có nhiệm vụ xét xử. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về điều tra viên và Kiểm sát viên. Tồ án chỉ có trách nhiệm xác định sự thật khách quan của vụ án trên cơ sở các chứng cứ do các bên đưa ra tại phiên tồ chứ Tồ án khơng có trách nhiệm đi tìm sự thật về vụ án.

- Bỏ thẩm quyền của Toà án trong việc khởi tố vụ án hình sự tại các điều 13, 104…Trong quá trình xét xử nếu phát hiện việc bỏ lọt tội phạm thì Tồ án kiến nghị để Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan điều tra khởi tố vụ án.

- Bỏ thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu thấy chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ để kết tội bị cáo (điều 179). Nếu có, nên chăng là sự phối hợp trong cơng tác giữa các cơ quan Tồ án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra, không nên quy định là thủ tục bắt buộc.

- Sửa đổi các điều 195, 196, 211… về xét xử theo hướng Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố. Nếu Viện kiểm sát nhân dân rút quyết định truy tố kể cả trước và trong phiên tồ thì tồ án phải đình chỉ xét xử đối với bị cáo hoặc đối với hành vi đó.

- Sửa đổi các điều 207, 209, 210, 211…về trình tự xét xử theo hướng: việc hỏi bị cáo, người bị hại, nhân chứng…về các tình tiết của vụ án là quyền và trách nhiệm của Kiểm sát viên và người bào chữa. Tồ án chỉ hỏi lại nếu có những câu trả lời khơng rõ ràng nhằm xác định các tình tiết của vụ án trên cơ sở kết quả thẩm vấn và tranh luận giữa các bên.

- Toà án chỉ xét xử và ra các phán quyết dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra tại phiên tồ.

Thứ hai, đề cao vai trị của người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng,

sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng của mình ở các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là giai đoạn xét xử.

Hoạt động của luật sư bào chữa có liên quan chặt chẽ đến chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự. Để thực hiện yêu cầu này, cần hoàn thiện một số quy định:

- Bỏ thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận bào chữa

- Quy định quyền, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa; - Bổ sung quyền yêu cầu triệu tập người làm chứng của người bào chữa; - Quyền có mặt tại phiên tồ xét xử.

Cùng với việc bổ sung và bảo đảm thực hiện các quyền của người bào chữa cũng cần quy định thêm trách nhiệm của người bào chữa: giữ bí mật điều tra, khơng được xúi giục người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo chối tội, phản cung, không được từ chối bào chữa nếu khơng có lý do chính đáng.

Đối với Pháp lệnh Viện kiểm sát nhân dân năm 2002:

Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Pháp lệnh Viện kiểm sát nhân dân năm 1993. Tuy nhiên, quan một thời gian áp dụng, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc bất cập tập trung vào các vấn đề như địa vị pháp lý và trách nhiệm của Kiểm sát viên, ngạch và nhiệm kỳ của KSV, cơ chế tuyển chọn, chế độ đãi ngộ đối với KSV [15] ... Những hạn chế bất cập này phần nào làm giảm chất lượng hoạt động của KSV nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự nói riêng.

Góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém nêu trên và nhằm khẳng định vị vi, vai trò của Kiểm sát viên, ngày ngày 19 tháng 02 năm 2011 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khoá XII đã ban hành Pháp lệnh số 15/2011/UBTVQH sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011). Tuy

nhiên, những sửa đổi, bổ sung mới chưa thực sự bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự. Do vậy, để góp phần khắc phục những hạn chế và những bất cập nêu trên, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát năm 2002 cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản sau đây:

- Quy định liên quan đến phương thức bổ nhiệm KSV (điều 3). Theo quy định tại điều 3 thì KSV, ĐTV được bổ nhiệm thông qua tuyển chọn. Phương thức này hạn chế là khơng khách quan, khơng đánh giá chính xác trình độ của các ứng viên do Hội đồng tuyển chọn khơng có những thơng tin đầy đủ về các ứng viên. Hiện nay, một số chức danh qua thi tuyển không qua bổ nhiệm như chấp hành viên, chuyên viên..nên chăng KSV, ĐTV, KTV cũng cần bổ nhiệm dựa trên kết quả thi tuyển, do người có thẩm quyền quyết định.

- Về nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Điều tra viên (điều23), theo quy định

hiện hành, nhiệm kỳ của KSV, ĐTV là 5 năm. Quy định như vậy là khơng phù hợp với tình hình hiện nay. Vấn đề này đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ rõ. Vấn đề là nhiệm kỳ của KSV, ĐTV tăng lên bao nhiêu là phù hợp. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đa số các nước quy định nhiệm kỳ của chức danh này không kỳ hạn. Việc bổ nhiệm không kỳ hạn sẽ tạo điều kiện cho KSV độc lập, chủ động và tăng cường trách nhiệm trong công việc. Hiện nay, Luật thi hành án năm 2008 không quy định nhiệm kỳ của cấp hành viên (điều đó có nghĩa là bổ nhiệm khơng kỳ hạn), trong khi đó Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định nhiệm kỳ của KSV là 5 năm. Nên chăng cần nghiên cứu, sửa đổi quy định này theo hướng quy định khơng kỳ hạn, trong trường hợp đó, nên quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn chức danh này.

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w