- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được
3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH
VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦAKIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH QUẢNG NINH
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, thời gian qua các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước thể hiện tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Các hoạt động của các cơ quan tư pháp kịp thời khắc phục các khiếm khuyết và phục vụ kịp thời yêu cầu chính trị của từng giai đoạn cách mạng mới, nhất là giai đoạn đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân hiện nay.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập quốc tế mang đến những ảnh hưởng tiêu cực khơng nhỏ, tình hình này tạo điều kiện cho nhiều loại tội phạm phát triển với quy mơ và tính chất ngày càng lớn và nguy hiểm. Trong khi đó, do những nguyên nhân khách quan, công tác quản lý nhà nước ta cịn yếu kém và nhiều bất cập. Trình độ dân trí cịn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới, còn xảy ra các trường hợp oan, sai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn kéo dài, thiếu kiên quyết. Trước tình hình đó, Đảng ta đề ra nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhằm củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Chủ trương đúng đắn đó được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị 53 - CT/TW ngày 21 -3- 2000 Về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực
hiện trong năm 2000; Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02-01-2002 Về một số
nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02-6-2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo chung về công tác tư pháp như sau:
- Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị qua từng giai đoạn cách mạng, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ; tăng cường pháp chế, giữ vững bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Cơng tác cải cách tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời và nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
- Phát huy sức mạnh của tồn xã hội tham gia vào cơng tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong q trình đấu tranh phịng chống các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp.
- Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước.
Thực hiện đường lối, chủ trưởng của Đảng đã đề ra ở trên đây, đặc biệt là Nghị quyết số 08, công tác tư pháp thời gian qua đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước thể hiện tính dân chủ cơng khai trong điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Tuy nhiên công tác tư pháp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của
cải cách tư pháp, xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân. Do vậy, ngày 02-6-2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49, đề ra chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đã đưa ra một số quan điểm chung về cải cách tư pháp: - Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với công tác cải cách lập pháp, cải cách hành chính.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.
- Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngồi phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.
- Cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.
Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo chung theo tinh thần của Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Đảng, để bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV Viện kiểm sát nhân dân tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh càn quán triệt một số quan điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên
tồ xét xử các vụ án hình sự ở Quảng Ninh phải bảo đảm quán triệt đầy đủ, đúng đắn toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự phải theo phương châm là “Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm hoạt động tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước”[9]. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp, khắc phục tình trạng cấp uỷ buông lỏng lãnh đạo hoặc cấp uỷ can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp. Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự phải trên nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan dân cử và của nhân dân.
Thứ hai, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà
xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ninh phải được tiến hành đồng bộ với cải cách tư pháp và cải cách hành chính, đổi mới và kiện tồn các cơ quan tư pháp đồng thời phải nâng cao và bảo đảm sự độc lập của hoạt động tư pháp, trên cơ sở nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, “nâng cao tinh thần và trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử và thi hành án”[8]. Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự là nhằm hạn chế và khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Thứ ba, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà
bộ của Viện kiểm sát nhân dân, gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KSV nói chung và tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự nói riêng. Theo quan điểm này cần bỏ những thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử của Toà án như thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự; thẩm quyền được xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện KSND truy tố trong cùng một điều luật theo hướng nặng hơn làm bất lợi cho bị cáo.
Thứ tư, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà
xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ninh khơng phải thay đổi mơ hình tố tụng, mà “kết hợp các yếu tố tranh tụng để bảo đảm yêu cầu xử lý tội phạm được nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ các quyền cá nhân có hiệu quả”[2], phải đảm bảo tính kế thừa truyền thống, kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời gian qua, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố, kiểm sát các nước trên thế giới và trong khu vực”[4] phù hợp với truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của nước ta.
Thứ năm, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên
toà xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ninh phải được tiến hành khẩn trương, tích cực nhưng cần phải thận trọng có bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của đất nước, tránh gây xáo trộn, gián đoạn cho hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố, hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát nói riêng, bảo đảm tính liên tục, hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, chống vi phạm pháp luật.