Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu miền Đông Bắc Tổ quốc, dân số trên 1 triệu người, bao gồm 20 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (89%). Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 6110 km2. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, phía đơng và nam giáp biển Đơng, phía tây giáp Hải Phịng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Địa hình Quảng Ninh được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng rừng núi, trung du và hải đảo, rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía bắc, Quảng Ninh có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, cơng nghiệp và giao thơng vận tải:
Có vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, đã 2 lần được UNESCO công nhận, cùng các danh lam, thắng cảnh như Thiền viện trúc lâm Yên Tử, vịnh Bái Tử Long, khu du lịch Tuần Châu, bãi biển Trà Cổ… và trên 100 hòn đảo lớn nhỏ là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch.
Kinh tế Quảng Ninh rất đa dạng, phong phú, trong đó chủ yếu là cơng nghiệp sản xuất than, chiếm trên 90% sản lượng cả nước, cơ khí, điện lực, xi măng cũng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Khu kinh tế Cái Lân, các cửa khẩu biên giới, cảng biển đang phát triển mạnh mẽ. Nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ, hải sản phát triển đa dạng, kinh tế du lịch phát
triển rất mạnh, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Giao thông vận tải phát triển mạnh cả đường bộ, đường biển và đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền giao lưu giữa các tỉnh trong cả nước, với nước láng giềng Trung Quốc và các nước khác.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo theo tinh thần các Nghị quyết VI, VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh, đời sống của người dân ngày một nâng cao, đóng góp vào sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế địa phương cũng còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế đầu tư, thị trường tiêu thụ…. Một số ngành công nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh cịn thấp, sức cạnh tranh yếu, quy mơ sản xuất cịn nhỏ bé, thiết bị cơng nghệ cịn lạc hậu và chậm phát triển. Một bộ phận cơng nhân thiếu và khơng có việc làm. Tai nạn lao động, tai nạn giao thơng cịn xảy ra nhiều, có lúc, có nơi rất nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm diễn biến phức tạp. Đời sống nhân dân ở vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí phát triển khơng đồng đều, nhận thức của nhân dân về pháp luật còn hạn chế. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và trong một bộ phận nhân dân tăng nhanh. Mặt khác, trong những năm qua tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội lại diễn biến phức tạp. Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật và tội phạm ở Quảng Ninh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tập trung ở các thành phố, thị xã như: Hạ Long, Móng Cái, ng Bí, Cẩm Phả, Đơng Triều. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng, trong
đó phải kể đến các loại tội: Bn lậu, Buôn bán hàng cấm, Lưu hành tiền giả, Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quí hiếm xảy ra nhiều, số lượng lớn. Các loại tội xâm phạm trật tự trị an như: Giết người, Cướp có vũ khí, Xâm phạm tình dục trẻ em, Mua bán phụ nữ trẻ em khơng giảm mà cịn diễn biến theo chiều hướng xấu, nổi lên tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng dao, kiếm, súng bắn đạn hoa cải. Loại tội phạm về ma tuý không tăng so với những năm trước về số lượng nhưng diễn ra với tính chất tinh vi, sảo quyệt hơn, có nhiều vụ số lượng ma tuý rất lớn, liên quan đến nhiều người, tạo thành đường dây liên tỉnh, liên quốc gia rất khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý. Tội phạm tham nhũng diễn ra hết sức phức tạp, tính chất nghiêm trọng, thiệt hại về vật chất lớn, tội phạm có tính chất tổ chức rõ rệt, đối tượng phạm tội là người có trình độ, chức vụ quyền hạn.