Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 115 - 117)

- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Thực tiễn cho thấy công tác quản lý, chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động TTHS và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc thực hiện công tác tranh tụng của KSV trong các vụ án hình sự. Do đó, phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát trong công

tác quản lý chỉ đạo, điều hành các hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự.

Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là phải tập trung chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị xét xử như: khi phân công KSV tham gia thực hành quyền công tố, các hoạt động tranh tụng, Viện kiểm sát phải chỉ đạo, phân công KSV nghiên cứu hồ sơ vụ án, chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi, dự thảo luận tội trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững nội dung vụ án, hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội và các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Thực hiện tốt việc nghe báo cáo án, chỉ đạo về đường lối giải quyết án, chỉ đạo cụ thể các vấn đề về nghiệp vụ mà KSV cần lưu ý khi tham gia phiên Tồ. Nắm chắc tình hình hoạt động của từng bộ phận cơng tác của cấp mình và cấp dưới để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ vướng mắc, uốn nắn sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

Việc quản lý chỉ đạo đối với các khâu nghiệp vụ phải đảm bảo chế độ tập trung thống nhất trong ngành. Song cũng cần thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý theo quy định tại các quy chế công tác kiểm sát. Có như vậy mới tăng cường chế độ trách nhiệm và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp của mỗi KSV.

Về cơng tác sơ kết, tổng kết nghiệp vụ thì hàng năm ở từng khâu công tác cần nghiên cứu tổ chức sơ kết, tổng kết, viết các chuyên đề đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ, tập trung vào những vấn đề có khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cơng tác để từng bước nâng cao trình độ nhận thức cũng như năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, KSV. Ngành kiểm sát tỉnh Quảng Ninh, nhất là các phòng nghiệp vụ cấp tỉnh phải tập trung nhiều hơn nữa công tác tham mưu, tổng kết kinh nghiệm về kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, tranh luận của KSV tại phiên tồ sơ thẩm. Khơng chỉ dừng lại ở việc tổng kết mà cần nâng lên thành những chuyên đề cụ thể riêng biệt về kỹ năng nghiệp vụ tranh tụng: án kinh tế, án giết người, cố ý gây thương tích, án ma tuý, án vi

phạm quy định về an tồn giao thơng…, sau đó tổ chức cho KSV tham gia thảo luận rút kinh nghiệm thực hành kỹ năng tranh tụng, từng bước phát triển các chun đề có tính chuẩn mực, tồn diện nhất áp dụng thống nhất trong ngành kiểm sát Quảng Ninh.

Viện kiểm sát cấp huyện, thị, phòng nghiệp vụ cần thường xuyên tổ chức để KSV đi dự các phiên toà xét xử những vụ án điểm, án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và có Luật sư bào chữa, kết thúc phiên toà tổ chức đưa ra thảo luận tại đơn vị và rút kinh nghiệm (việc này cần được làm thường xuyên).

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w