Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 84)

- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, thời gian qua, chất lượng một số bản luận tội và kỹ năng đối đáp tranh luận của KSV tại các phiên tồ xét xử các vụ án hình sự cịn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến việc buộc tội bị cáo, khơng ít KSV cịn lúng túng cả về viết nội dung bản cáo trạng, dự thảo luận tội và phương pháp phát biểu luận tội và tranh luận. Một số bản luận tội còn đơn thuần như sao chép lại bản kết luận điều tra, bản cáo trạng hoặc nội dung chưa tập trung phân tích, đánh giá chứng cứ dùng buộc tội...áp dụng chưa đầy đủ hoặc chưa đúng điều luật. Việc tranh luận chưa chặt chẽ, dùng lý lẽ và viện chứng cứ được kiểm tra tại phiên toà để kết luận chưa rõ, diễn đạt chưa tốt, tính thuyết phục cịn hạn chế, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc truy tố và kết tội bị cáo.

Một số vụ án, KSV chưa dự kiến được các tình huống phức tạp có thể

xảy ra để có phương án tham gia xét hỏi, nhất là đối với những vụ án trong quá trình điều tra, truy tố bị cáo khơng nhận tội hoặc chứng cứ cịn có điểm chưa chắc, lời khai của các đối tượng trong vụ án cịn có nhiều điểm mâu thuẫn, dẫn đến lúng túng, thiếu tính chủ động khi tham gia xét hỏi, chưa tích cực, chủ động đối đáp, tranh luận với bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Cá biệt có trường hợp KSV khơng đối đáp tranh luận mà chỉ phát biểu “có đủ căn cứ để kết tội bị cáo như cáo trạng truy tố” hoặc KSV giữ nguyên quan điểm như trong Cáo trạng.

- Về kỹ năng tranh tụng

Việc tranh luận của KSV với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tồ cịn có nhiều hạn chế. Cịn xảy ra tình trạng, KSV sau khi luận tội cho là hết nhiệm vụ nên ít chú ý đến phát biểu của người bào chữa, ý kiến của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trong một số vụ án, lời bào chữa của Luật sư có những nội dung mâu thuẫn với quan điểm truy tố của VKS nhưng KSV lại khơng tích cực tranh luận

làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái. Ở nhiều vụ án, khi tranh luận, KSV chưa chú ý vào những vấn đề cơ bản đang còn nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra chứng cứ cụ thể đấu tranh, thuyết phục những quan điểm không đúng của người bào chữa mà nêu chung chung hoặc khẳng định ngay là có đủ căn cứ như cáo trạng truy tố. Cá biệt cịn có vụ, KSV chưa chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên toà, nhất là phần xét hỏi của Hội đồng xét xử nên trong phần tranh luận, khi được Hội đồng xét xử yêu cầu đối đáp, KSV lúng túng, không đưa ra được chứng cứ và quan điểm xác đáng để thuyết phục phía đối tụng hoặc KSV đối đáp bằng cách trả lời chung chung.

Tâm lý khi ra toà, KSV chỉ quan tâm đến việc buộc tội, không chú trọng đúng mức đến việc gỡ tội cũng như đến việc phát hiện kịp thời những vi phạm của Toà án và những người tham gia tố tụng khác để đề ra yêu cầu khắc phục hoặc tuy có phát hiện vi phạm nhưng do nể nang, ngại va chạm, né tránh không yêu cầu khắc phục, không kháng nghị, kiến nghị...

- Về tham gia xét hỏi

Trong giai đoạn xét xử mặt tồn tại khá phổ biến của một bộ phận KSV là thiếu chủ động, nhạy bén. Một số KSV có tâm lý trơng chờ, ỷ lại cho rằng thẩm vấn là công việc của HĐXX mà quên mất vai trị, vị trí, chức năng của mình là người thay mặt Nhà nước thực hiện quyền cơng tố tại phiên tồ, tham gia hoạt động tranh tụng trong đó nhiệm vụ chính là bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát. Bởi vậy, tại phiên toà một số KSV chưa tập trung theo dõi diễn biến của HĐXX thẩm vấn để đối chiếu nội dung cáo trạng với lời khai của bị cáo, những người tham gia tố tụng khác để cùng với HĐXX thẩm vấn làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo. Thậm chí, trong một số vụ án, KSV hồn tồn bị động trong việc tham gia thẩm vấn, bỏ mặc việc thẩm vấn cho HĐXX, khi được đề nghị hỏi thì hỏi những vấn đề đã rõ...

Kỹ năng xét hỏi tại phiên tồ có hạn chế nhất định: Chưa bao quát hết được các nội dung HĐXX đã hỏi để tránh trùng lặp. Chưa chú ý phát hiện mâu thuẫn trong việc khai báo của những người tham gia tố tụng để đặt câu hỏi làm rõ nội dung vụ án. Cách đặt câu hỏi cịn dài, khó hiểu. VD: Vụ Phạm Hữu Dương cùng đồng bọn - Cướp tài sản. KSV không đấu tranh làm bật được Dương chính là người khởi xướng, tổ chức việc đi cướp tài sản.

- Về luận tội

Mặc dù được KSV dự thảo trước các phiên toà xét xử vụ án hình sự, nhưng một số bản luận tội phần nội dung chủ yếu còn nêu lại những hành vi phạm tội đã có trong cáo trạng đã nêu, chưa tóm tắt, qui nạp nội dung vụ án, việc phân tích, lập luận cịn sơ sài, thiếu tính thuyết phục. Trong những vụ án hình sự có đồng phạm, việc phân tích, đánh giá chứng cứ và vai trò của từng bị cáo chưa rõ, một số KSV chưa chủ động xử lý tình huống phát sinh tại phiên tồ nên khi có những thay đổi, KSV vẫn không sửa đổi, bổ sung vào bản dự thảo luận tội cho phù hợp, do vậy chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Do nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, khơng nắm chắc các tình tiết của vụ án, các dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội phạm nên một số luận tội viện dẫn chứng cứ sơ sài, chủ yếu viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo rồi khẳng định ln lời khai đó phù hợp với lời khai bị hại, nhân chứng và các chứng cứ khác cịn phù hợp như thế nào thì khơng được viện dẫn. Do đó luận tội khơng có sức thuyết phục. Ví dụ luận tội vụ Nguyễn văn Xuân - "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ".

Có bản luận tội phần viện dẫn chứng cứ lại nêu toàn bộ nội dung bản cáo trạng như vụ Nguyễn Viết Tĩnh - "Trộm cắp tài sản". Hoặc khi viện dẫn chứng cứ trích dẫn một loạt lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng. Các lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng KSV khơng đánh giá được lời khai nào là chính xác, khách quan để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo như vụ Hoàng Văn Đạo - "Cố ý gây thương tích".

Có luận tội sau khi viện dẫn, phân tích chứng cứ, KSV không quy kết nội dung hành vi phạm tội, khơng phân tích được căn cứ truy tố bị cáo theo điểm, khoản, điều luật (tại sao lại truy tố bị cáo theo tình tiết tái phạm nguy hiểm, dùng hung khí…), bị cáo vi phạm Luật giao thơng đường bộ nhưng không nêu rõ vi phạm vào điểm, khoản, điều nào. Ví dụ: Vụ Đặng Thái Sơn- "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", Vụ Nguyễn Thị Huyền - "Mua bán trái phép chất ma tuý".

Phần đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội chưa đạt yêu cầu, chưa phân tích được khách thể bị xâm hại. Nhận định tính chất, mức độ hành vi phạm tội chưa căn cứ vào thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra mà viết chung chung. Hoặc phần phân tích khơng lơgíc với phần đề nghị đường lối xử lý. Phần phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội chưa được quan tâm. Ví dụ:

- Vụ Dùi Duy Quyền - "Tàng trữ trái phép chất ma t" khơng phân tích được bị cáo có tình tiết giảm nhẹ nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự nhưng lại đề nghị HĐXX áp dụng điều, khoản trên.

- Vụ Bùi Ngọc Huy - "Trộm cắp tài sản", bị cáo có 1 tiền án, KSV vừa đề nghị áp dụng Điểm g Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (tái phạm), lại vừa đề nghị áp dụng Điểm h Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự (phạm tội lần đầu).

Văn phong của luận tội chưa đạt yêu cầu, còn lủng củng, khơng thốt nghĩa, nhiều đoạn mâu thuẫn nhau như vụ Tăng Văn Tuấn - "Cố ý gây thương tích", vụ Bùi Thị Bắc - "Bn bán hàng cấm".

Một số vụ KSV không nghiên cứu kỹ hồ sơ nên các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tội của bị cáo không được đề cập khi xét xử hoặc không phân rõ vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo nên đề xuất mức hình phạt khơng đúng. Do đó, khi xét xử mức án tuyên của Toà án quá chênh lệch so với đề xuất của Viện kiểm sát, sau khi nghe báo cáo nhận thấy phía Viện kiểm sát đề xuất

chưa sát nên đồng chí Viện trưởng khơng nhất trí kháng nghị, hoặc có vụ kháng nghị lại khơng được chấp nhận, từ đó làm giảm vai trị của Kiểm sát viên tại phiên tồ. Ví dụ:

- Vụ Phạm thị Đượm - xử Điểm b Khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự - Viện kiểm sát đề xuất mức hình phạt từ 7 năm-8 năm tù, Toà án nhân dân tuyên 5 năm tù.

- Vụ Trương Quế Châu - xử Điểm n Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự - Viện kiểm sát đề xuất tù chung thân, Tồ án tun tử hình bị cáo.

- Vụ Hoàng Việt Hải - xử Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự Viện kiểm sát đề xuất xử Hải từ 4 đến 5 năm tù, Toà án xử Hải 18 tháng tù.

- Vụ Nguyễn Văn Phượng - Giết người, Viện kiểm sát đề xuất phạt Phượng tù chung thân, Toà xử 20 năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị nhưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao rút kháng nghị.

Một số bản dự thảo luận tội đối với bị cáo chối tội tại phiên toà nhưng KSV chưa bổ sung, đánh giá, phân tích và lập luận đưa ra chứng cứ để buộc tội đối với bị cáo mà chỉ nêu sơ sài, chưa rõ.

Một số KSV viết dự thảo luận tội dài, nội dung trùng lặp, chỉ nêu lại nội dung trong bản cáo trạng, phân tích đánh giá chưa sâu. Đặc biệt, có bị cáo trong giai đoạn điều tra thì chối tội, sau đó bị cáo nhận tội, Viện kiểm sát phúc cung bị cáo chối tội, tại phiên tồ bị cáo khơng nhận tội, kêu oan, nhưng KSV khơng đánh giá hết các tình tiết, chỉ đưa vào những lời khai bị cáo nhận tội do vậy dự thảo cũng như phát biểu lời luận tội tại phiên toà chỉ viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra mà khơng phân tích đánh giá những lời khai chối tội để lập luận bác bỏ việc bị cáo khơng nhận tội là khơng có căn cứ.

Có bản dự thảo luận tội KSV chuẩn bị thế nào thì khi ra phiên tồ đọc ngun như vậy, mà khơng có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chứng cứ có trong phiên tồ.

- Về phần tranh luận và đối đáp của KSV tại phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự:

Một bộ phận KSV được phân công thực hành quyền công tố, tham gia hoạt động tranh tụng tại phiên toà chưa nghiên cứu sâu, chưa nắm đầy đủ các tình tiết của vụ án, chứng cứ vụ án, chưa phát hiện những mâu thuẫn giữa các bản hỏi cung của bị can, lời khai bị hại, các nhân chứng, khám nghiệm hiện trường, dấu vết, giám định...trước khi chuyển cáo trạng truy tố đến toà án. Do vậy, trong một số vụ án, trước những ý kiến đề nghị của bị cáo hoặc của người bào chữa cho bị cáo đối với luận tội của Viện kiểm sát thì KSV lúng túng hoặc trả lời chung chung mà chưa đi sâu vào cốt lõi của vụ việc, hoặc đối đáp qua loa theo kết quả điều tra mà không lập luận được. Tuy vây, số lượng vụ án có luật sư bào chữa cũng khơng nhiều, nếu có thì hầu như là luật sư chỉ định theo qui định của pháp luật, nên kinh nghiệm tranh tụng của KSV tại phiên tồ cịn hạn chế. Cá biệt, có KSV chưa tự tin, e ngại khi gặp luật sư hoặc người bào chữa nhiều tuổi hơn mình. Một số KSV khi tranh luận chưa đưa ra được ký lẽ sắc bén, chưa thuyết phục, trình bày, diễn đạt dài dịng, khơng tập trung.

Việc chứng minh trong quá trình tranh luận, đối đáp còn thiếu chặt chẽ, nhất là đối với một số vụ án mà KSV chuẩn bị luận tội và đề cương xét hỏi; tranh tụng còn sơ sài, nhắc lại nội dung bản cáo trạng. Một số KSV chưa tập trung theo dõi, ghi chép từng vấn đề mà người bào chữa và những người tham gia phiên toà trong quá trình thẩm vấn, tranh luận để sửa đổi, hoặc bổ sung kịp thời những nội dung cịn thiếu hoặc tồ mới làm rõ vào dự thảo luận tội, nên khi phát biểu lời nhận tội vẫn nguyên như dự thảo, do vậy không phù hợp với diễn biến thực tế chứng cứ được kiểm tra tại toà.

Một số KSV chưa chủ động tham gia xét hỏi, tranh luận với bị cáo, người bào chữa, có những vụ tham gia tranh luận nhưng chưa dự kiến được những vấn đề cần tập trung làm rõ trong vụ án, chưa tận dụng được những mâu thuẫn trong lời bào chữa của bị can, bị cáo này với bị can, bị cáo khác

hoặc với những người tham gia tố tụng khác để đấu tranh, lập luận, do vậy lý lẽ thiếu sắc bén.

Một số KSV chưa có khả năng dự báo về những vấn đề phải tranh luận, nhất là phiên tồ có nhiều luật sư tham gia nên khơng có sự chuẩn bị, dẫn đến bị động, lúng túng.

Phương pháp tranh luận còn yếu, một số KSV chưa chứng minh đã kết luận hoặc kết luận nhưng lại không chứng minh mà lập luận theo cách giữ nguyên quan điểm truy tố, hoặc nêu trong bản luận tội, nhưng luận tội lại chưa lấy hệ thống các chứng cứ chứng minh, để khẳng định bị cáo phạm tội gì, qui định tại điều, khoản, điểm nào của Bộ luật hình sự, bác bỏ ý kiến khơng có căn cứ của bị cáo, người bào chữa, hoặc của những người tham gia tố tụng khác, bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát.

Kỹ năng tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng cịn hạn chế, thiếu tính chủ động. Có trường hợp khơng tranh luận hết các luận điểm mà luật sư đưa ra. Chưa sử dụng hết các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ, các quy định của pháp luật liên quan để tranh luận mà còn chung chung, dài dòng, thiếu thuyết phục như vụ Đỗ Văn Quyết cùng đồng bọn “Trộm cắp tài sản".

Một số KSV có tâm lý e ngại tranh luận, sau khi luận tội cho là hết nhiệm vụ nên ít chú ý lắng nghe, ghi chép quan điểm của người bào chữa, ý kiến của bị cáo và những người TGTT khác, do đó bỏ sót một số nội dung khơng tranh luận, ví dụ:

Vụ Lê Văn Hải cùng đồng bọn phạm tội “Cướp tài sản”, “Cố ý gây thương tích” (Hạ Long). Luật sư đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ: người phạm tội tự thú quy định tại điểm o, khoản 1, điều 46 đối với bị cáo nhưng KSV không tranh luận. Trong luận tội, KSV nêu bị hại có đơn xin miễn trách

nhiệm hình sự cho bị cáo như VKS nêu nhưng KSV không tranh luận về vấn

đề này.

Vụ Lê Văn Đức cùng đồng bọn phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”, bị cáo Đức đưa ra ý kiến, VKS đề nghị xử phạt bị cáo từ 4 năm 6 tháng

đến 5 năm tù là quá nặng. KSV không đáp lại ý kiến này của bị cáo, không

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w