ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 96)

- Nhận thức của KSV về vấn đề tranh tụng tại phiên toà ngày càng được

2.3. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh [37], số lượng vụ án và bị cáo đưa ra xét xử phúc thẩm từ năm 2005 đến 2010 như sau:

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số vụ 158 175 257 234 206 157

Số bị

cáo 192 225 377 393 339 228

Nhìn vào số liệu trên, ta thấy hàng năm số vụ án hình sự được đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm ở tỉnh Quảng Ninh hàng năm tăng lên không đáng kể (tăng hai năm 2007; 2008 nhưng lại giảm nhiều trong hai năm sau đó). Trong khi đó, về mặt lý thuyết, sau khi tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện được xét xử những bị cáo theo khung hình phạt đến 15 năm tù thì số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở cấp huyện tăng lên và số bị cáo xét xử theo thủ tục phúc thẩm của cấp tỉnh cũng phải tương ứng. Tình trạng này có nhiều ngun nhân, song có một ngun nhân cần được xem xét đó là tình trạng Tồ án cấp huyện có xu hướng áp dụng hình phạt nhẹ nên bị cáo thường thoả mãn với mức hình phạt đã tun và khơng kháng cáo phúc thẩm nữa.

Trong khi đó, do nhiều ngun nhân, nhất là tình trạng nể nang, thiếu kiên quyết nên Viện kiểm sát cùng cấp và cả Viện kiểm sát cấp trên cũng ít kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và vì vậy dù đã tăng thẩm quyền hồn

toàn cho các cơ quan tư pháp cấp huyện nhưng lượng án xét xử phúc thẩm ở tồ án cấp tỉnh vẫn tăng khơng đáng kể, khơng tương xứng với lượng án đã tăng ở cấp huyện do tăng thẩm quyền.

Nhìn chung, chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ninh tốt hơn so với cấp sơ thẩm. Sở dĩ có tình hình này, ngồi lý do thủ tục xét xử theo trình tự phúc thẩm thường đơn giản hơn so với thủ tục xét xử sơ thẩm (vì xét xử phúc thẩm chỉ xét xử trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị và vụ án đã được xét xử sơ thẩm rồi...), ngoài ra KSV thực hành quyền công tố tại các phiên tà xét xử phúc thẩm tham gia các hoạt động tranh tụng là những người đã làm công tác thực hành quyền công tố và tham gia tranh tụng tại các phiên toà xét xử sơ thẩm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm hơn. Vì vậy, chất lượng tranh tụng của KSV tại các phiên toà xét xử phúc thẩm hình sự thường cao hơn so với chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm.

Khi phân công thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ, chuẩn bị tham gia hoạt động tranh tụng, KSV đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án tập trung vào những vấn đề, những nội dung có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến kháng cáo kháng nghị. Khi nghiên cứu, KSV thường đã phân loại hồ sơ vụ án, tập trung vào hồ sơ những vụ án mà bị cáo kêu oan hoặc những vụ án mà Tồ tun bị cáo khơng phạm tội, áp dụng tội danh và điều khoản nhẹ hơn...Trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, trích cứu chứng cứ, tài liệu cần thiết, KSV đã xây dựng được đề cương thẩm vấn, làm rõ những chứng cứ, chứng minh tội phạm và thẩm vấn những tình tiết chưa được làm rõ hoặc chưa được thẩm vấn; có kế hoạch, chiến thuật thẩm vấn khoa học, hợp lý, do đó ln giữ được thế chủ động, không bị bất ngờ trước những diễn biến của phiên toà. Trước khi tham gia tranh tụng tại phiên toà, KSV đã đề nghị thẩm phán phân bổ danh sách những người cần được triệu tập ra toà, đồng thời

chuẩn bị kỹ nội dung thẩm vấn đối với từng người, bảo đảm việc xét xử được khách quan, toàn diện.

Ví dụ: vụ Dỗn Xn Định - Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Dỗn Xn Định là cán bộ địa chính của UBND phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, được giao nhiệm vụ quản lý đất đai xây dựng và trực tiếp tham gia lập hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng Quốc lộ 18 a của các hộ dân phường Hồng Hà.

Năm 2001, Ban đền bù giải phóng mặt bằng thành phố Hạ Long lên phương án đèn bù cho hộ Nguyễn Văn Nhắc và Bùi Thị Hạnh diện tích đất 92,7m2 (66m2 trong mốc giải phóng mặt bằng + 26,4 m2 ngồi mốc giải phóng mặt bằng. Tiền đền bù là 184.484.000 và 1 xuất đất tái định cư tại khu đường sơng 3. Ơng Nhắc có đơn xi sử dụng diện tích 26,4 m2 ngồi mốc giải phóng mặt bằng và cam kết khơng lấy đất khu tái định cư. Ban đền bù đã giữ lại của ông Nhắc 20 triệu đồng tương ứng với diện tích đất 26,4 m2 để trả lại ngân sách. Định đã xin ông Đắc tiêu chuẩn tái định cư. Ơng Đắc đã nói rõ với Định là gia đình ơng khơng cịn tiêu chuẩn TĐC nữa nhưng Định nói sẽ làm được và đưa các giấy tờ liên quan cho vợ chồng ông Nhắc ký sẵn, sẽ điền nội dung sau. Vợ chồng ông Nhắc tin tưởng định sẽ lo được thủ tục cấp giấy CN quyền sử dụng đất diện tích 26,4 m2 cho mình nên đã đồng ý ký các giấy tờ Định đưa. Sau đó: Định làm tất cả các thủ tục, nộp tiền nhận ô đất tái định cứ giá 40.950.000 đ, sau đó chuyển nhượng sang tên mình và bán cho bà Ngơ Thị Lan giá 270 triệu đồng. Gia đình ơng Nhắc đã xây dựng nhà trên diện tích 26,4 m2.

Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo tội : Lợi dụng chức vụ ... Điều 281 BLHS, mức án 24 tháng tù. Bị cáo kháng cáo kêu oan.

- KSV đã đưa ra các chứng cứ: lời khai của bị cáo, lời khai của ông Nhắc, bà Hạnh; Các biên bản tài liệu liên quan, phân tích các quy định của

pháp luật, đối chiếu với hành vi của bị cáo kết luận cấp sơ thẩm truy tố xét xử bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, khơng oan.

Tại phiên tồ, bị cáo tranh luận:

- Bị cáo không ký khống vào các văn bản, khơng giả mạo chữ ký ơng Nhắc.

- Ơng Nhắc có tiêu chuẩn T ĐC nhưng không lấy là cho bị cáo là tự nguyện, nhưng nay lại thây đổi quan điểm nói là khơng cho.

- Các biên bản là do anh em lập, bị cáo tin anh em mà ký.

Kiểm sát viên đối đáp:

- Ông Nhắc khai tại cơ quan điều tra và tại phiên toà: bị cáo đưa các giấy tờ cho ông ký nhưng chưa ghi nội dung. Các nội dung ghi trên giấy tờ liên quan để xin cấp đất T ĐC đều là chữ của bị cáo. Các giấy tờ nộp tiền đất, biên bản giao đất ông Nhắc không biết, bị cáo tự viết tên Nguyễn Văn Nhắc và ký tên. Biên bản giao đất bị cáo vừa ký người giao vừa ký chủ hộ nhận đất là Nhắc. Giả sử ông Nhắc có đồng ý cho bị cáo ký thì cũng phải có giấy uỷ quyền.

Bị cáo cho rằng ơng Nhắc tự nguyện cho bị cáo tiêu chuẩn TĐC là khơng đúng: Vì đây khơng phải là tài sản có thể tặng cho thơng thường. Việc có được T ĐC hay khơng phải theo quy định của PL. Nếu cơng dân khơng nhận thì xuất đất đó phải xét cấp cho người khác. Bị cáo là người có chun mơn thừa hiểu điều đó. Mặt khác, chính ơng Nhắc khai: khi bị cáo đặt vấn đề xin tiêu chuẩn, ơng đã nói là ơng khơng cịn tiêu chuẩn T ĐC và đã xin ở lại trên diện tích 26,4 m2 và khơng nhận tiền đền bù 20 triệu. Bị cáo đã nói với ơng Nhắc, anh cứ đồng ý cho em cịn mọi việc em lo. Ơng Nhắc cho rằng Định là cán bộ địa chính nên việc xin cấp sổ đỏ cho

diện tích 26.4 m2 sau này phải qua Định. Nếu ký cho Định thì việc xây nhà của ơng trên diện tích 26 M2 sẽ thuận lợi.

Bị cáo cho rằng các biên bản: Cam kết tháo dỡ cơng trình, giao lại đất cho UBND phường là do anh em lập bị cáo tin tưởng mà ký là khơng đúng vì: trong biên bản thể hiện bị cáo là người lập biên bản và đã ký tên ông Nhắc. Hơn nữa thực tế lúc đó ơng Nhắc đang xây dựng nhà trên diện tích 26 m2, nếu nội dung biên bản là: cam kết phá dỡ cơng trình và giao lại đất cho Phường thì khơng khi nào ơng Nhắc ký (ông Nhắc cũng trả lời như vậy).

Sau khi KSV đối đáp, bị cáo không tranh luận thêm. HĐXX chấp nhận quan điểm đề nghị của VKS, không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo, y án sơ thẩm.

Ở cấp phúc thẩm, KSV tham gia tranh tụng nắm được cơ bản nội dung vụ án (thông qua việc nghiên cứu bản cáo trạng, bản án sơ thẩm, theo dõi diễn biến phiên toà sơ thẩm qua biên bản phiên toà...). Do vậy, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm KSV có điều kiện nghiên cứu, xem xét đầy đủ, toàn diện vụ án,chuẩn bị kỹ lưỡng căn cứ pháp luật và chứng cứ để phân tích chứng minh làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo. Sau khi nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Viện đường lối giải quyết vụ án, KSV dự thảo kết luận. Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh đã duy trì việc duyệt bản dự thảo kết luận tại phiên toà phúc thẩm, kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém yêu cầu KSV chỉnh sửa cho phù hợp [38].

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm đã phân tích ở trên, hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót sau đây:

- Một số hồ sơ vụ án trích cứu chưa đầy đủ, cịn sơ sài, đơi khi cịn thiếu cả những chứng cứ có tính chất quyết định, nhất là đối với những vụ án mà bị cáo kêu oan. Khi nghiên cứu hồ sơ, có tình trạng chưa hệ thống đầy đủ

các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, chưa thống kê số lần bị cáo nhận tội, chối tội, trích cứu lời khai bị hại, nhân chứng hoặc các đồng phạm khác để làm căn cứ buộc tội bị cáo. Một số tài liệu quan trọng như kết quả giám định thương tích đối với những vụ án có ý gây thương tích, biên bản, sơ đồ khám nghiệm hiện trường đối với những vụ án tại nan giao thông, giám định số lượng chất ma tuý trong những vụ án về ma tuý...đôi khi không được sao chụp và lưu hồ sơ kiểm sát.

- Một số KSV không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên còn bỏ lọt nội dung hoặc phạm vi kháng cáo, kháng nghị hoặc chưa phát hiện được những sai sót, vi phạm trong q trình điều tra, truy tố, xét xử ở giai đoạn sơ thẩm. Thậm thí cịn có vụ có dấu hiệu bỏ lọt tội nhưng KSV khơng phát hiện được để giải quyết kịp thời.

- Việc lập đề cương xét hỏi, tranh luận đơi khi cịn hình thức, chưa sát với hồ sơ vụ án.

- Chất lượng xét hỏi, tranh luận, đối đáp tại phiên tồ cịn có hạn chế như: chưa nắm chắc hồ sơ vụ án nên không chủ động xét hỏi để làm rõ những chứng cứ, tình tiết, có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị làm cơ sở để phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ án, còn lúng túng, thụ động trong quá trình tranh luận, đối đáp với luật sư và những người tham gia phiên toà, chưa giải đáp đầy đủ những vấn đề mà luật sư nêu ra, quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, có một vài trường hợp cịn thiếu căn cứ, thiếu tính thuyết phục, đơi khi khơng được HĐXX chấp nhận.

Ví dụ:

1. Vụ Phạm Khắc Phương - Vi phạm quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường bộ::

Đây là vụ án hình sự, bị cáo, bị hại khơng kháng cáo. Bị đơn dân sự kháng cáo yêu cầu giám định lại thương tích của bị hại và xem xét giảm mức bồi thường.

Tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự cho rằng:

- Xem xét việc bồi thường vì bị cáo khơng có lỗi thì bị đơn dân sự cũng khơng phải bồi thường, giám định thương tích của bị hại nặng so với thực tế.

Kiểm sát viên tranh luận

- KSV đã đưa ra các chứng cứ để chứng minh bị cáo có lỗi: biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám xe; Lời khai nhân chứng và lời nhận tội của bị cáo Phương để từ đó kết luận bị cáo điều khiển xe mơ tơ có lỗi, va quyệt với xe mô tô của anh Phương dẫn đến gây tai nạn cho anh Phương. Do đó, bị đơn dân sự (ơng Nguyễn Xn Mươi và ơng Đinh Sơn Hải (chủ xe) phải có trách nhiệm bồi thường.

- Kết luận giám định được thực hiện đúng theo quy định của PL, bị đơn dân sự yêu cầu giám định lại nhưng không đưa ra được căn cứ nào để khẳng định kết luận giám định có mâu thuẫn.

Tuy nhiên việc tranh luận của KSV chưa sâu sắc, thể hiện:

- Khi viện dân các chứng cứ, KSv chưa phân tích các số đo trong các biên bản, chưa kết hợp phân tích các quy định của Luật giao thơng đường bộ để phân tích, kết luận lỗi của bị cáo. KSV chưa làm rõ việc bị đơn dân sự khơng có mặt tại hiện trường, vậy căn cứ vào đâu để xác định khơng có sự va quệt giữa xe ô tô của bị cáo và xe mơ tơ của bị hại. Do đó, việc tranh luận của KSV chưa thật sự thuyết phục

2. Vụ La Văn Cường cùng đồng bọn “ Cố ý gây thương tích”.

Các bị cáo Cường, Định, người bị hại (Long) và một số bạn bè cùng uống rượu, ăn cơm. Sau đó, hai bên có xích mích, cãi nhau. Do bực tức, bị cáo và đồng bọn dùng chân tay đấm đá vào đầu, vào người anh Long làm anh Long ngã xuống bờ rào. Bị cáo Cường và Định lấy một chiếc điếu cày bằng tre dài 59 cm đánh anh Long đến khi điều cày bị dập. Anh Long được đưa đi cấp cứu nhưng chết trên đường đi. Nguyên nhân tử vong: chấn thương vùng đầu gây chảy máu lan toả màng mềm, tụt hạnh nhân tiểu não.

- Bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt.

- Đại diện bị hại kháng cáo tăng hình phạt, tăng bồi thường.

- Quan điểm VKS: Huỷ án để điều tra lại do ấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, điều tra chưa đầy đủ, chưa đánh giá đúng tính chất hậu quả của hành vi phạm tội. Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội “Giết người”.

- Luật sư: Không tranh luận với KSV về tội danh mà đưa ra quan điểm:

trước đó, bị cáo và bị hại đều uống rượu say nên không làm chủ được hành vi. Các bị cáo chỉ tác động nhẹ cũng gây ra hậu quả nguy hiểm. Do đó, cần

xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Các bị cáo cho rằng chỉ dùng chân tay đấm đá vào người anh Long từ thắt lưng trở xuống, không đánh vào ngực và đầu nạn nhân.

Kiểm sát viên tranh luận chỉ nêu: cấp sơ thẩm đã áp dụng điều 46 BLHS giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Chưa đưa ra được các chứng cứ để chứng minh không phải bị cáo chỉ tác động nhẹ mà đã đấm đá liên tục vào người anh Long, dùng điếu cày đập vào đầu nhiều nhát, cả dập điếu cày. Hành vi của các bị cáo là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Long. Chưa viện dẫn điều 14, 46 BLHS để bác bỏ quan điểm của luật sư xem xét giảm nhẹ cho bị cáo vì trước khi phạm tội đã uống rượu. KSV chưa đưa ra kết luận về

Một phần của tài liệu chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự ở viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w