6. Kết cầu của luận văn
1.3. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.3.2. Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.3.2.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Xây dựng dự tốn NSNN đóng vai trị quan trọng quyết định mối quan hệ nhân quả giữa ngân sách huyện và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Theo luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, q trình xây dựng dự tốn chi NSNN được thực hiện kết hợp cả hai phương pháp là phân bổ ngân sách từ trên xuống và tổng hợp chi NSNN của các đơn vị từ dưới lên.
Lập dự toán NSNN là bước đầu tiên của quy trình quản lý NSNN. Nó là q trình đánh giá, phân tích mối quan hệ giữa khả năng nguồn lực và nhu cầu các nguồn vốn của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, căn cứ vào đó có thể thiết lập các tiêu chí chi dự tốn ngân sách hàng năm một cách chính xác, hợp lý.
Dự toán chi ngân sách là một bản kế hoạch được đưa ra vào đầu năm ngân sách về nguồn thu có thể có của địa phương và nhiệm vụ chi ngân sách trong năm dự toán. Lập dự toán NSNN là bước đầu tiên khởi đầu cho quy trình quản lý ngân sách gồm công tác xây dựng và quyết định dự tốn thu, chi ngân sách nhằm giữ vai trị tiền đề cho những bước tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách.
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán NS là đảm bảo các nguyên tắc về cân đối NSNN, đồng thời nhằm tính tốn đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chi của NS trong kỳ kế hoạch.
Căn cứ dự toán NSNN:
- Các đơn vị phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đảm bảo quốc phịng, an ninh của Đảng, Chính quyền địa phương trong từng năm kế hoạch và giai đoạn của năm kế hoạch. Lập dự toán NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, hàng năm, kế hoạch đầu tư trung hạn của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương là cơ
sở, căn cứ để xác định các nguồn thu NSNN. Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NSNN.
- Lập dự tốn NSNN phải có sự so sánh, phân tích các kết quả, đánh giá tình hình thực hiện dự tốn NS của các năm trước, đặc biệt là của năm trong kỳ báo cáo.
- Lập dự toán NSNN phải căn cứ trên các quy định, chế độ, chính sách tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, các quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và các văn bản pháp lý khác của nhà nước và số thông báo kiểm tra dự toán thu, cho của cấp. Lập dự toán NSNN pà xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó phải được xây wungj sát, đủ căn cứ.
Yêu câu trong quá trình lập NS phải đảm bảo:
- Dự toán NSNN phải được tổng hợp chung tất cả các khoản thu, chi và đảm bảo cơ cấu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phịng ngân sách. Đồng thời phải bám sát và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Dự tốn NS chỉ mang tính hiện thực ki nó bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch NSNN.
- Lập kế hoạch dự toán NSNN phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong kỳ và yêu cầu của Luật NSNN. Ngồi ra, các nội dung dự tốn cho đầu tư phải lập trên cơ sở kế hoạch, quy hoạch và nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn, đảm bảo khả năng cân đối vốn và các quy định của Luật đầu tư công, xây dựng; Đối với chi thường xuyên lập phải trên cơ sở nghiệm vụ, chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định. Riêng lập dự toán chi cho giáo dục và đào tạo, KHCN phải đảm bảo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, các địa phương được phâp cấp nguồn kinh phí thực hiện chương trình MTQG phải lập dự tốn căn cứ vào danh mục, mức vốn, mục tiêu của chương trình.
Quy trình lập dự tốn ngân sách địa phương được thực hiện qua ba bước sau: Bước 1: UBND tỉnh hướng dẫn và thơng báo kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tiếp tục hướng
dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn.
Bước 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách:
Các đơn vị dự toán trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu, chi NS trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cung cấp trước ngày 20/7 kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính tốn từng khoản thu, chi; cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới (đối với năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự tốn NS trực thuộc trong q trình lập dự tốn.
Bước 3: tiếp nhận quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN
Trước ngày 10/2 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS cấp dưới. Căn cứ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa NS các cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ NS tỉnh cho từng huyện.
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên phân bổ NS, HĐND cấp dưới quyết định dự tốn NS địa phương năm sau của cấp mình trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ NS. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ, chi NS của UBND cấp trên, UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự tốn NS cấp mình, phân bổ NS cấp xã được quyết định trước ngày 31/12 năm trước.
1.3.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Khoản 1 điều 31 của Nghị định 163/2016/NĐ – CP
ngày 21/12/2016 của Chính phủ. Dự tốn chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên giao cho các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng NS được phân bổ theo từng loại của nhiệm vụ chi và ngành kinh tế.
Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển: Cơng tác cấp phát, thanh tốn vốn đầu tư trên cơ sở dự tốn cơng trình, nguồn vốn được phân bổ, giá trị khối lượng hoàn thành do các chủ dầu tư lập gửi cơ quan thanh toán. Các nội dung trên được thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán. Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt và được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát khơng hồn trả và có hồn trả; đồng thời phải thực bằng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.
Nội dung cơ bản của chi thường xuyên ngân sách huyện (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội ; cho cho hoạt động hành chính nhà nước; chi cho quốc phịng – an ninh và trật tự an tồn xã họi; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của nhà nước và chi khác.
Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NSNN được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi, trường hơp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Trong q trình chấp hành NSNN, khi có sự thay đổi về thu, chi, Chủ tịch UBND huyện thực hiện điều chỉnh dự toán tăng (tăng thu), giảm thu chi (giảm thu) theo quy định của LNS, đồng thời phải báo cáo HĐND cùng cấp vào kỳ hợp gần nhất.
Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm hiệu quả. Các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôn coi tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý; từ đó quản lý chặt chẽ các đối tượng sử dụng ngân sách, đối tượng thụ hưởng NS. Việc quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chấp hành và quyết toán ngân sách, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó rồi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi.
1.3.2.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện
Là giai đoạn mà các chủ thể tham gia quản lý chi ngân sách xem xét, đánh giá
chất lượng ngân sách nhà nước sau 1 năm tài chính đã được lập dự tốn, phê duyệt và chấp hành, từ đó lập ra dự tốn ngân sách nhà nước mới phù hợp hơn. Quyết toán ngân sách nhà nước được thể hiện qua hình thức báo cáo kế tốn về kết quả chấp hành ngân sách nhà nước hàng năm (đã được phê duyệt theo luật định) của chính quyền các cấp và các đơn vị trực thuộc.
Quyết toán NSNN cấp huyện phải thể hiện được tính tuân thủ trong việc thu, chi ngân sách, đồng thời quyết toán NSNN cấp huyện phải thể hiện được tính hiệu quả cũng như tác dụng của các khoản thu, chi ngân sách cấp huyện. Quyết toán NSNN thực hiện theo phương thức cơ quan quản lý cấp trên thẩm tra, quyết toán thu chi của cơ quan tài chính cấp dưới. Theo đó, cơ quan tài chính cấp huyện (phịng tài chính – kế hoạch) thẩm tra, quyết toán Ngân sách cấp xã. Đồng thời lập quyết toán thu chi NS cấp huyện; tổng hợp, lập quyết toán thu chi Ngân sách trên địa bàn (bao gồm quyết toán Ngân sách cấp xã và lập quyết toán Ngân sách cấp
huyện) báo cáo UBND cấp huyện. UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp phê
duyệt quyết tốn để trình cơ quan tài chính cấp tỉnh (Sở tài chính). Ngồi kết quả quyết toán NSNN thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách, công tác quyết tốn cịn giúp UBND huyện đánh giá được tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
Theo Nghị định số 163/2016/NĐ – CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ, quyết tốn NS phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Số liệu quyêt toán chi NSNN: Số quyết toán chi NSNN là số chi thực thanh toán hoặc đã hoạch toán chi theo quy định tại điều 64 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp thwo quy định tại khoản 1 điều 43 của Nghị định này.
Ngân sách cấp dưới khơng được quyết tốn các khoản kinh phí khi ủy quyền của NS cấp trên và vào báo cáo quyết tốn NS cấp mình. Cuối năm, cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết tốn kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền.
KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết tốn. KBNN xác nhận số liệu thu, chi NS trên báo cáo quyết toán của NS các cấp, đơn vị sử dụng NS.
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Hết năm kế hoạch, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm theo biểu mẫu quy định trong chế dộ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư.
Nội dung báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành: nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết tốn; chi phí đầu tư để nghị quyết tốn, chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi tiết theo từng hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư; xác định chi phí đầu tư thiệt hại khơng tính vào giá trị tài sản hình thành qua đâu tư.
- Quyết toán các khoản chi thường xuyên:
Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó đến các cơ quan có thẩm quyền; Số liệu trong báo cáo quyết tốn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác; báo cáo quyết tốn năm của các đơn vị dự toán các cấp và của NS các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn phải có sự xác nhận của KBNN đồng cấp; báo cáo quyết toán của các đơn vị dự tốn khơng được để xảy ra tình trạng quyết tốn chi lớn hơn thu; cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kế hoạch thanh tra, xác định đúng đắng, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
1.3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Thanh tra quản lý chi NSNN là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan QLNN đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác quản lý chi NSNN của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý những sai phạm nếu có.
Trong quản lý NSNN cấp huyện vai trò của thanh tra, kiểm tra quản lý chi NSNN này được thể hiện ở các nội dung sau:
- Thanh tra là phương thức duy trì các kỷ cương, nguyên tắc, trong quản lý NSNN từ đó góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sách, chức trách, nghĩa vụ của cơ quan hành chính nhà nước và cơng chức nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng khác chịu sự quản lý của Nhà nước; thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý. Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hoặc hành vi vi phạm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệnpháp luật, chính sách cũng nhưquyền hạn, trách nhiệm được giao; kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước.
- Việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ của nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh. Theo lý thuyết, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cho nên Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dân chủ - chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo... Mặt khác, việc xem xét, giải