NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG – TỈNH NGHỆ AN 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Đô Lương
3.1.1. Định hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tê-xã hội của huyện ĐôLương Lương
Mục tiêu tổng quát là xây dựng huyện Đơ Lương phát triển tồn diện. Phát triển kinh tế nhanh và những vẫn đảm bảo sự bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế địa phương gắn với đổi mới mơ hình và phương thức tăng trưởng, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển một số ngành cơng nghiệp có lợi thế, mở rộng và gia tăng chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, Đô Lương sẽ trở thành huyện có tốc độ phát triển khá trong các huyện của tỉnh Nghệ An.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2022 là Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt trên 8%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2022: Công nghiệp - xây dựng: 40%; các ngành dịch vụ: 39%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 21%.Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 2.400 USD.Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 3.600 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm.Trên 20% xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới.Thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch. Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo ra cơng ăn việc làm cho 10.0000 lao động. 90% hộ gia đình, 80% thơn, bản, tổ dân phố, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn 13%; 70% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; có trên 8,5 bác
sỹ và 25 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế >98%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; 90% chất thải rắn thông thường được xử lý. Mục tiêu đến năm 2022, huyện Đô Lương phấn đấu xác lập cơ cấu chi hợp lý để góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đồng thời phát triển nơng nghiệp hàng hóa có giá trị gắn với xây dựng nơng thơn mới theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa góp phần đây mạnh tăng trưởng kinh tế. Chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giảm nghèo bền vững nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an tồn xã hội. Tập trung xây dựng nơng thôn mới, thực hiện tốt các Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, tăng cường công tác cải cách, giảm bớt các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. HĐND huyện, các ban chức năng của HĐND huyện cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát đặc biệt là những vấn đề nổi cộm của xã hội từ đó góp phần cùng với tồn huyện thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.
3.1.2. Định hướng thu chi ngân sách và hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Đô Lương
3.1.2.1. Về định hướng thu, chi ngân sách nhà nước
Năm 2019 là năm thứ hai trong thời kỳ ổn định ngân sách, do đó phải cần xây dựng dự tốn chi ngân sách địa phương chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ theo dự tốn nhu cầu tài chính để thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành như thu ngân sách vượt mức dự toán ngân sách UBND Tỉnh giao là 55,2 tỷ đồng, chi ngân sách không quá 28% GDP của huyện, tập trung vào các nhiệm vụ chi cho cải cách tiền lương và giáo dục dậy nghề...
Động viên về thuế, phí vào ngân sách nhà nước song phải giải quyết hài hịa được lợi ích kinh tế giữa nhà nước, xã hội và doanh nghiệp, phối hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.
Tiến hành cơ cấu các khoản chi NSNN theo hướng phân định rõ nhiệm vụ thu và chi, công khai những khoản thu và chi của huyện để nâng cao tính chủ động của ngân sách huyện. Xác định rõ những khoản chi nào là thực sự cần thiết mới tiến hành cấp phát vốn, khơng giải ngân những khoản ngồi dự tốn chi nếu khơng có giải trình cụ thể và có phê duyệt từ những cơ quan như UBND huyện.
Chấp hành tốt Luât NSNN năm 2015; chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt thông tư, nghị định về thực hiện chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chi tiêu nề nếp theo đúng nội dung và bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chinh sách của Nhà nước; quy định của pháp luật, từng bước hoàn thiện cân đối ngân sách tại các xã, phường, thị trấn một cách chủ động. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.
3.2.1.2. Về định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước
Tập trungcải thiện những hạn chế còn tồn tại trong quản lý chi NSNN của huyệnvà hướng tới quản lý nguồn lực tài chính theo định hướng chuẩn mực hiện đại, phù hợp với xu thế. Thực hiện đổi mới cách thức quản lý và nâng caohiệu quả điều hành ngân sách tại địa phương ngay từ bước lập dự toán;tổ chức thực hiện chấp hành tốt dự toán thu, chi ngân sách NSNN đã được HĐND huyện phê duyệt, đảm bảo thu ngân sách đầy đủ, tránh thất thốt, thực hiện sự cơng bằng giữa các đối tượng, trong các khoản chi thường xuyên phải tiết kiệm, tránh lãng phí, đẩy mạnh nguồn ngân sáchchi cho đầu tư phát triển; hướng tớiquản lý chi ngân sách phải đảm bảohoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội do đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra và chỉ đạo của Tỉnh.
Cần từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển một cách hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với việc đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp cơng lập theo cơ chế tự chủ, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách lương. Đồng thời nâng cao tính minh bạch, cơng
khai, đề cao hiệu quả trong các lĩnh vực chi đầu tư phát triểnvà chi thường xuyên. Huyện đã đề ra các phương hướng ưu tiên nguồn vốn cho các dự án đầu tư phát triển từ nguồn đấu giá đất và các nguồn thu thường xuyên đồng thời tiết kiệm tối đa các khoản chi hành chính như chi cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách…để giảm bớt chi thường xuyên. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa một số khoản thuộc nội dung chi thường xuyên như chi cho giáo dục, văn hóa, thể thao, thơng tin truyền thông…
Tiếp tục thực hiện việc tối giản, cắt giảmcác thủ tục hành chính khơng cần thiết trên các lĩnh vực. Thực hiện cơ chế làm việc “một cửa” để rút ngắn thời gian khi xử lý yêu cầu của các đơn vị. Đảm bảo luôn công khai đầy đủ những khoản phí, lệ phí, có hướng dẫn kỹ càng trình tự, thủ tục, hồ sơ, thời hạn xử lý yêu cầu cho các đối tượng và đơn vị.
Rà sốt, kiện tồn lại tồn bộ bộ máy quản lý ngân sách theo hướng chuyên mơn hóa, tinh gọn, bố trí, thực hiện chế độ ln chuyển cán bộ để nâng cao động lực làm việc và gia tăng sự hiểu biết của cán bộ chuyên trách, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, những mối quan hệ khi giải quyết cơng việccủa mỗi đơn vị, phịng ban có liên quan, tránh tính trạng chồng chéo nhau khi thực hiện công việc. Đổi mới tác phong, lề lối làm việc, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện chương trình đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm mở rộng quyền tự chủ về tài chính của các cơ quan công lập trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP.
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Đơ Lương
3.2.1. Hồn thiện việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương
Đối với công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương cần đựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung và của huyện Đơ Lương nói riêng, cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, thơng qua
thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thơng các nguồn lực trên địa bàn cho đầu tư phát triển, cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách của huyện, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách.
Việc lập dự toán phải bám sát nhiệm vụ được giao của địa phương, đơn vị. Trên cơ sở khảo sát, điều tra nhu cầu, nhiệm vụ chi của đơn vị dự tốn trực tiếp sử dụng ngân sách để có căn cứ thiết lập, xây dựng định mức chi, cơ cấu chi trong định mức phù hợp với khả năng thực tế của ngân sách, đồng thời đảm bảo công bằng hợp lý giữa các ngành, các địa phương và các loại hình hoạt động
Đối với cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư: phải thực hiện tốt Luật đầu tư công, ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các cơng trình trọng điểm, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đồng thời cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cầu hạ tầng các ngành, lĩnh vực nhất là những lĩnh vực còn yếu kém.
Cơng tác lập dự tốn NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả đầu ra, lập dự tốn ngân sách trung hạn. Hiện tại việc lập dự toán trung hạn của huyện Đô Lương chỉ áp dụng cho đầu tư trung hạn (5 năm).
Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn (MTEF): là phương thức soạn lập NSNN trong trung hạn (cho khoảng 5 năm). Trong đó, nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự tốn kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược.
Quy trình khn khổ chi tiêu trung hạn, bao gồm 3 phần chính:
- Soạn lập các kế hoạch chiến lược và xây dựng chính sách tài chính trung hạn dựa vào khn khổ kinh tế vĩ mô.
- Phân bổ nguồn lực phù hợp với các ưu tiên chiến lược. - Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách.
Quản lý ngân sách theo đầu ra: là phương thức soạn lập ngân sách dựa vào cơ sở tiêp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của Chính phủ.
Quản lý theo đầu ra:
- Ấn định mục tiêu và tiêu chuẩn cho mỗi chương trình. - Nhà quản lý linh hoạt áp dụng quy trình để đạt mục tiêu. - Đánh giá kết quả thực tế (đầu ra).
- Quyết định nguồn lực dựa trên kết quả đầu ra.
Đẩy mạnh xã hội hóa một số khoản chi như chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chi sự nghiệp văn hóa thơng tin, hoạt động bảo trợ xã hội…Huy động các khoản đóng góp trong nhà trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào “Đến ơn đáp nghĩa”; “Quỹ vì người nghèo”,…để hỗ trợ các gia đình chính sách, các đối
tượng khó khăn trên địa bàn, đặc biệt là phong trào vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát.
3.2.2. Hồn thiện việc chấp hành dự tốn chi ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương
Trong đều kiện nền kinh tế của huyện cịn nhiều khó khăn, việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế là một yêu cầu đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ với nhu cầu phát triển của từng cơ quan, đơn vị, từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các khoản chi ngân sách phải được thực hiện trên cơ sở dự toán đã được duyệt, dảm bảo đúng chế độ, định mức do nhà nước quy định.
Cơ quan Tài chính giao dự tốn phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phủ hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN, Cơ quan KBNN phải cơng khai quy trình kiểm sốt chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục để đơn vị dự toán biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, thâm mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân sách địa phương.
Thường xuyên rà soát, sửa đổi các tiêu chuẩn, chế độ, định mwucs cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Cần có cơ chế kiểm sốt và xử lý các hành vi
lãng phí, thất thốt NSNN. Tăng cường phân cấp quản lý chi NSNN, cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN để phát huy tính tích cực, sáng tạo của cấp chính quyền và các phịng, ngành chức năng, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách. Tránh tình trạng chống chéo, chồng lấn trong thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách.
Cần ban hành hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc, cách thức phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp dưới nhằm đảm bảo có sự thống nhất trong phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi tại địa phương để hạn chế tình trạng tùy tiện phân chia như hiện nay, từ đó nâng cao khả năng tự cân đối cho ngân sách, tránh tình trạng co kéo, làm giảm sút hiệu quả chi tiêu cơng.
Bên cạnh đó, trong q trình phân bổ dự toán phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, đảm bảo bố trí kinh phí hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Thực hành tốt Luật, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, khơng bố trí các khoản chi tiếp khách, hội nghị, mua sắm trang thiết bị vượt tiêu chuẩn, định mức, khơng đúng chế độ, chính sách, các khoản ngồi nhiệm vụ chi của đơn vị.
Cơ quan quản lý tài chính cần thường xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu đã được hạch toán tại KBNN, đặc biệt cần phối hợp xử lý khi có sai sót, đặc biệt là sau thời gian quyết tốn. Nếu có điều chỉnh thì cần phối hợp kịp thời, tránh để xảy ra tình trạng KBNN tự ý điều chỉnh mà khơng thơng báo với phịng tài chính kế hoạch. Tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đặc biệt là kế toán và người chuẩn chi trong việc quản lý điều hành các đơn vị trực thuộc, đảm bảo đúng quy định và định mức theo các nghị định, nghị quyết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các đơn vị cần chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị