- Giảng viên yêu cầu các nhóm báo cáo tình hình thựchiện cụ thể, những khó khăn của nhóm thường xuyên ứng với các nhiệm vụ nhỏ.
3.2.1. Kết quả thựchiện bài đánh giá theo cách tiếp cận authentic của sinh viên sư phạm
viên sư phạm
Kết quả của cá nhân được thực hiện tại mỗi nhóm chuyên môn, do từng nhóm chuyên môn đánh giá ngay sau khi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được phân công của từng nhiệm vụ nhỏ. Việc đánh giá này, kèm theo minh chứng là sản phẩm tại thời điểm đó của cá nhân, biên bản sinh hoạt chuyên môn được giảng viên xác nhận. Dưới đây là những kết quả chung về mức độ đạt được của cá nhân ở từng tiêu chí, của từng nhiệm vụ.
3.2.1.1. Kết quả đánh giá bài kiểm tra kiến thức nền
Sản phẩm đầu tiên của hồ sơ kiểm tra đánh giá là bài kiểm tra kiến thức nền, mỗi cá nhân phải xây dựng được một bài kiểm tra đáp ứng được ba tiêu chí (mục 2.2.2.4). Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy, hầu hết sinh viên đạt ở mức 2-4 (chiếm khoảng 85,35%-86,61%), có khoảng 4.18%-5.44% sinh viên hoàn
sinh viên chưa thể hoàn thành tiêu chi của nhiệm vụ này. Như vậy, nhiệm vụ và các tiêu chí đưa ra khá vừa sức đối với sinh viên, đảm bảo sự phân hóa nhất định. Dưới đây là kết quả mức độ hoàn thành tiêu chí đối của nhóm đối với nhiệm vụ này. Biểu đồ 3.2 cho chúng ta thấy sau khi nhóm tổ chức sinh
hoạt chuyên môn, chất lượng của bài kiểm tra đã nâng lên đáng kể, hầu hết các nhóm đều đạt từ mức độ trung bình trở lên, có đến 80% nhóm đạt mức độ khá giỏi và khoảng 10% nhóm đạt mức độ xuất sắc. Kết quả này, bước đầu cho phép chúng ta đưa ra nhận định về hiệu quả của cách triển khai đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment. Người học đã có được cơ hội tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và điều chỉnh bản thân thông qua hoạt động nhóm chuyên môn. Điều này có tác động rất lớn, giúp người học không ngừng phần đấu học hỏi, vươn lên để đạt được mục tiêu học tập tốt nhất.
3.2.1.2. Kết quả đánh giá hệ mục tiêu
Đối với hệ mục tiêu, mỗi cá nhân phải xây dựng được hệ mục của 2-3 bài trong chương trình THPT đáp ứng các tiêu chí (mục 2.2.2.5). Kết quả ở biểu đồ 3.3 cho thấy, hầu hết sinh viên (chiếm 82,26%-86.19%) đạt ở mức 2- 4, có khoảng 5% sinh viên hoàn thành nhiệm vụ này ở cấp độ xuất sắc. Tuy
nhiên cũng còn sinh viên chưa thể hoàn thành tiêu chí của nhiệm vụ này. Đặc biệt đối với tiêu chí 2 của nhiệm vụ, có đến 30 sinh viên không thể hoàn thành.
Tiêu chí 2 liên quan đến việc diễn đạt mục tiêu (Người học nào cũng có thể đọc, hiểu được những mục tiêu đó); kết quả này sẽ định hướng người dạy có sự quan tâm nhất định tới tiêu chí này để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình giảng dạy. Kết quả này cững cho thấy nhiệm vụ và các tiêu chí đưa ra khá vừa sức đối với sinh viên, đảm bảo sự phân hóa nhất định.
Biểu đồ 3.4 trên đây đưa ra kết quả mức độ đạt tiêu chí của hệ mục tiêu của các nhóm. Kết quả này cũng cho ta thấy, người học đã có những điều chỉnh nhất định sau khi thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn.
3.2.1.3. Kết quả đánh giá ngân hàng câu hỏi
Đối với ngân hàng câu hỏi, cá nhân phải viết các câu hỏi để kiểm tra mức độ đạt được chính các mục tiêu mà minh đã xác định cho các bài được nhóm phân công. Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ này là: số lượng câu hỏi 3-5 câu/ mục tiêu; các câu hỏi phải đảm bảo chất lượng, loại hình các câu hỏi phong phú. Kết quả ở biểu đồ 3.5, cho thấy nhìn chung mức độ đạt được các tiêu chí cũng giống với hai nhiệm vụ trên, điều đó cho thấy các tiêu chí đưa ra là tương đối phù hợp với sinh viên. Tuy nhiên cũng còn khoảng 11% người học chưa đạt yêu cầu của nhiệm vụ này.
Biểu đồ 3.6 dưới đây cho ta thấy sự thay đổi tích cực qua hoạt động nhóm chuyên môn. Cũng như các nhiệm vụ khác, sau khi thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, tất cả đều đạt ở mức độ trung bình trở lên.
3.2.1.4. Kết quả đánh giá lịch trình kiểm tra đánh giá
Đối với nhiệm vụ xây dựng lịch trình kiểm tra đánh giá, môi cá nhân phải đưa ra được quan điểm riêng của mình về: số lượng bài, thời điểm, hình thức… So với các nhiệm vụ trước, có nhiều sinh viên hoàn thành được ở cấp độ xuất sắc hơn nhưng nhìn chung sự phân bố kết quả cũng giống của các nhiệm vụ trên.
Kết quả điều chỉnh sau khi các nhóm sinh hoạt chuyên môn có tiến bộ rõ rệt trong biểu đồ 3.8, một lần nữa lại khẳng định ưu điểm của cách đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment.
3.2.1.5. Kết quả đánh giá kế hoạch kiểm tra chi tiết (mục tiêu và ma trận đề
kiểm tra)
Nhiệm vụ này đòi hỏi từng cá nhân cũng đưa ra qua điểm cá nhân của mình bằng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết (mục tiêu và ma trận đề kiểm tra) đáp ứng 5 tiêu chí ở mục (2.2.2.4). Kết quả phân bố mức độ đạt
được cũng khá giống với các nhiệm vụ khác (biểu đồ 3.9). Tương tự như vậy, khi có điều chỉnh sau sinh hoạt nhóm ta thu được kết quả ở biểu đồ 3.10:
Như trong tiến trình thực hiện đã nêu, sau khi các cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình, nhóm chuyên môn sẽ tiến hành đánh giá, thảo luận, tham khảo ý kiến chuyên gia (giảng viên); tập thể nhóm sẽ điều chỉnh và lựa chọn cho mình phương án cho sản phẩm cuối cùng của nhóm. Đây chính là một khâu quan trọng giúp sinh viên hiểu sâu hơn các vấn đề lý thuyết, rèn luyện kĩ năng thực hành và các kĩ năng cá nhân khác. Kết quả trên đây (biểu đồ 3.1- 3.10) cho thấy, sau quá trình sinh hoạt chuyên môn, chất lượng của sản phẩm đã được tăng lên đáng kể. Không có nhóm nào không hoàn thành được nhiệm vụ, hầu hết các nhóm đều đạt từ mức khá trở lên (chiếm khoảng 90%), còn lại là mức độ trung bình khoảng 10%. Kết quả này phần nào khẳng định được cách thức triển khai bài tập này đã tạo cơ hội sửa sai, hiểu đúng, thực hành đúng cho sinh viên. Sinh viên đâ có cơ hội để điều chỉnh, để thể hiện nhiều kĩ năng khác liên quan đến nghề nghiệp (thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý…)
3.2.1.6. Kết quả đánh giá sản phẩm tổng thể
Nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm tổng thể này, các nhóm sẽ phải thể hiện sự tỉ mỉ, khoa học trong việc thu thập, trình bày sản phẩm, cũng như các minh chứng về các buổi sinh hoạt chuyên môn… Kết quả ở biểu đồ 3.11, cho thấy
các nhóm thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ này, qua nghiên cứu kĩ thì những nhóm thực hiện các nhiệm vụ trên tốt, thì nhiệm vụ này cũng thực hiện tốt. Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi sinh viên về mặt chuyên môn mà còn nhấn mạnh đến ý thức, thái độ hoàn thành bài tập của từng nhóm.
3.2.1.6. Phân bố điểm của toàn bài
Sau khi tính điểm của nhóm và từng cá nhân (thực hiện trong quá trình giảng dạy), chúng tôi tiến hành tình điểm cuối cùng của từng cá nhân cho đánh giá này theo công thức đã nêu ở mục 3.1.2.
Thực hiện các phép thống kê mô tả trên phần mềm SPSS, kết quả thu nhận được với các thông số đặc trưng cho mức độ tập trung và phân tán của điểm số như sau (bảng 3.2):
Bảng 3.2. Thống kê mô tả điểm toàn bài Statistics Diem_cuoi N Valid 239 Missing 0 Mean 7.4414 Median 7.5000 Mode 8.00 Std. Deviation 1.31440 Variance 1.728 Minimum 4.00 Maximum 10.00
Nhìn vào bảng 3.2 chúng ta có thể thấy giải điểm của cả bài khá rộng (từ 4 đến 10), tuy nhiên điểm số chủ yếu tập trung quanh điểm trung bình là 7.5 điểm; có tới 50% số sinh viên đạt từ điểm 7.5 trở lên. Giá trị trung vị và trung bình khá sát nhau, nên phân bố điểm đạt gần chuẩn (biểu đồ 3.12).
Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất của điểm toàn bài Diem_cuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 4.00 2 .8 .8 .8 4.50 3 1.3 1.3 2.1 5.00 10 4.2 4.2 6.3 5.50 14 5.9 5.9 12.1 6.00 17 7.1 7.1 19.2 6.50 25 10.5 10.5 29.7 7.00 28 11.7 11.7 41.4 7.50 31 13.0 13.0 54.4 8.00 42 17.6 17.6 72.0 8.50 29 12.1 12.1 84.1 9.00 19 7.9 7.9 92.1 9.50 13 5.4 5.4 97.5 10.00 6 2.5 2.5 100.0 Total 239 100.0 100.0
Trong bảng 3.3 cho thấy số sinh viên hoàn thành được bài tập này (từ mức trung bình trở lên) chiếm đến 97,9% minh chứng cho tỉ lệ sinh viên đạt mục tiêu của môn học là khá cao. Điều này cho thấy, việc triển khai thực hiện bài tập dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn đã phát huy tác dụng trong việc tự điều chỉnh cả về kiến thức và kĩ năng của sinh viên.
Để nghiên cứu phân bố điểm kĩ hơn, chúng tôi thực hiện phân loại điểm thành 5 nhóm (yếu, trung bình yếu, trung bình, khá, giỏi), theo thang điểm như sau (bảng 3.4, theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-
Bảng 3.4. Phân chia điểm theo nhóm
Loại Yếu Trung bình Yếu Trung bình Khá Giỏi Điểm 0-4 4-5,4 5,5-6,9 7,0-8,4 8,5-10 3.2.2. Kết quả của các phiếu điều tra
Để có thể đánh giá một khách quan hơn về bộ công cụ, quy trình thực hiện, chúng tôi tiến hành thu thập và phân tích kế quả phản hồi của sinh viên về cách kiểm tra đánh giá này.
3.2.2.1. Kết quả phiếu điều tra phản hồi sinh viên ngay sau môn học
Biểu đồ 3.14, cho thấy có tới 67% sinh viên cho rằng nội dung yêu
cầu/nhiệm vụ của bài tập này là tương xứng với trọng số cũng như thời lượng của môn học; 31% số sinh viên cho rằng nó quá lớn.
Qua tìm hiểu trực tiếp đối với sinh viên, họ cho rằng chỉ cần thực hiện bài tập này họ đã phải huy động gần như toàn bộ khối lượng kiến thức được trang bị, nên họ cảm thấy nhiều. Điều này cho thấy cần có sự phân phối hợp lý giữa các bài kiểm tra của môn học, tránh tình trạng sinh viên bị quá tải.
Biểu đồ 3.15, cho thấy đến 90% sinh viên cho rằng nội dung/yêu cầu
nhiệm vụ của bài tập là phù hợp với mục tiêu của môn học. Điều này cho thấy việc áp dụng quy trình bốn bước một cách chặt chẽ (xác định chuẩn, xây dựng nhiệm vụ, xác định tiêu chí, lập bảng Rubric) thì sẽ thu được công cụ đáp ứng yêu cầu. Bới nhiệm vụ được xây dựng dựa trên chuẩn, mục tiêu môn học thì chắc chắn sẽ bám sát và phù hợp với mục tiêu môn học.
Biểu đồ 3.16, chỉ ra rằng cũng có tới 88% sinh viên cho rằng, nội dung yêu cầu/ nhiệm vụ của bài tập là những hoạt động thực sự cần thiết cho sinh viên sư phạm vì nó liên quan trực tiếp đến các công việc mà họ phải thực hiện sau khi ra trường. Chính vì sự cần thiết này, sinh viên đã tham gia hoàn thành bài tập với một tinh thần, thái độ rất tốt. Biểu đồ 3.17, cho thấy 90% sinh viên thấy hấp dẫn khi thực hiện bài tập vì bó liên quan đến công việc sau này.
Một lý do khác cũng khiến việc thực hiện bài tập này trở lên hấp dẫn,
đó là sinh viên có nhiều cơ hội được thể hiện các kĩ năng cần thiết cho công việc sau này. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, sinh viên được rèn luyện và thể hiện kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý, kĩ năng soạn thảo trình bày văn bản, kĩ năng quản lý nhóm, điều khiển buổi sinh hoạt chuyên môn. Biểu đồ 3.18, cho thấy rõ có tới 90% sinh viên được hỏi đồng tình với nhận định này.
Biểu đồ 3.19, cũng cho thấy kết qủa đồng nhất với các ý kiến trên, có
tới 93% sinh viên cho rằng họ phải sử dụng ngay những vấn đề lý thuyết được học để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, về hình thức triển khai của bài tập này, nhiều sinh viên cho rằng chưa được thực sự hợp lý (biểu đồ 3.20), qua tìm hiểu trực tiếp chúng tôi nhận thấy rằng, sinh viên muốn có sự phân bố lại thường lượng kiểm tra của cả môn học nếu sử dụng hình thức này (bỏ bớt một số bài kiểm tra viết nếu như không thực sự cần thiết, thời gian dành cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng dài hơn, sinh viên được thêm thời gian tao đổi…).
Tuy vậy, đa số sinh viên (chiếm 81%) cho rằng cách triển khai như vậy là phù hợp với đặc điểm của môn học, điều kiện thực tế của sinh viên, điều kiện của cơ sở đào tạo.
Trong biểu đồ 3.21, hầu hết sinh viên cho rằng nên áp dựng hình thức kiểm tra đánh giá này cho các môn học đối với sinh viên sư phạm, 84% cho rằng chỉ nên sử dụng kết hợp với các hình thức khác một cách hợp lý, cũng có tới 15% cho rằng nên áp dụng tuyệt đối; chỉ có 1% cho rằng không nên sử dụng hình thức này.
Những kết quả trên cho chúng ta thấy tính khả quan, thiết thực sử dụng cách đánh giá kết quả học tập vận dụng quan điểm authentic đối với sinh viên sư phạm. Cách đánh giá này đã giúp người học có cơ hội trải nghiệm môi trường, nhiệm vụ gần như thực mà họ phải làm sau khi ra trường, qua đó tăng sự hứng thú, giảm bớt sự căng thẳng so với làm bài kiểm tra viết trong một thời lượng nhất định. Cách đánh giá này đã tạo nhiều cơ hội cho sinh viên điều chỉnh nhận thức, thể hiện các kĩ năng cá nhân cần thiết cho công việc.
3.2.2.2. Kết quả phiếu điều tra phản hồi cựu sinh viên ngay sau ra trường
Để nghiên cứu làm rõ tác động của cách đánh giá vận dụng quan điểm authentic tới việc hòa nhịp với hoạt động kiểm tra đánh giá ở dưới trường THPT của cựu sinh viên QH2007S, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin (phiếu số 2) và phân tích kết quả. Số lượng phiếu gửi qua mail là 95 phiếu, tuy nhiên có những sinh viên ra trường chưa đi làm ngay; một số sinh viên không phản hồi lại, nên số lượng phiếu thu về chỉ con 36 phiếu.
Hầu hết cựu sinh viên đang công tác tại trường THPT nói rằng họ hòa nhập với công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất tốt. Họ thậm chí còn không gặp quá nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong hoạt động kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông hiện nay. Những cựu sinh viên được hỏi đều đánh giá rằng cách đánh giá vận dụng quan điểm authentic trong môn học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục đã giúp họ hòa nhập rất sớm với công việc ở trường (biểu đồ 3.22).