Khái niệm đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)

c. Lĩnh vực tâm vận động (psychomator domain)

1.7.1. Khái niệm đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment

a. Định nghĩa đánh giá thực

Như chúng ta đã biết, các hình thức đánh giá như trắc nghiệm khách quan hay tự luận đánh giá được sự hiểu biết và kết quả lĩnh hội của người học. Nhưng nhiều nhà giáo dục cho rằng còn có những hình thức khác đánh

giá có thể hiệu quả hơn và họ đã yêu cầu người học phải trình diễn được những kỹ năng và thể hiện sự hiểu biết thông qua việc làm. Chiến lược đánh giá theo cách này gọi là đánh giá thực.

Đánh giá thực nhằm đánh giá khả năng của người học trong “ngữ cảnh thực”. Hay nói cách khác, người học học cách vận dụng các kỹ năng học được để thực hiện một nhiệm vụ của thực tiễn hoặc của dự án nào đó. Đánh giá thực không khuyến khích việc học thụ động mà nó tập trung vào các kỹ năng phân tích, tích hợp kiến thức, sáng tạo, biết làm việc hợp tác, có kỹ năng viết và nói.

Vậy, đánh giá thực là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler). Và Grant Viggins cho rằng đánh giá thực “đó là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm, trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề mà một công dân trưởng thành, những nhà chuyên môn phải đối diện trong cuộc sống”. [18]

b. Một số thuật ngữ tương đồng với đánh giá thực

Đánh giá sự trình diễn (Performance Assessment): Sở dĩ gọi như vậy vì người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa nhất định. Đây là thuật ngữ gần nhất với đánh giá thực. Một số nhà giáo dục học cố gắng phân biệt hai thuật ngữ này ở chỗ đánh giá trình diễn là dựa trên sự trình diễn, còn đánh giá thực là đánh giá sự thực hiện trong ngữ cảnh thực của công việc.

Đánh giá bổ sung (Alternative Assessment): bởi vì cách đánh giá này bổ sung cho các cách đánh giá vẫn thường dùng.

Đánh giá trực tiếp (Direct Assessment): đánh giá thực cho phép thu thập các minh chứng trực tiếp về sự ứng dụng kiến thức và kỹ năng của

người học vào thực tế. Nếu người học làm tốt kết quả bài kiểm tra trắc

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)