Nghĩa của đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 47 - 49)

c. Lĩnh vực tâm vận động (psychomator domain)

1.7.3. nghĩa của đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment

Trong các nhà trường hiện nay, các nhà giáo dục vẫn kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau. Đánh giá thực tỏ ra rất hiệu quả đối với một số mục đích đánh giá và càng ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây vì một số lý do sau:

a. Đánh giá thực là phép đo trực tiếp

Chúng ta không chỉ muốn biết người học chúng ta nắm được nội dung môn học sau khi tốt nghiệp mà chúng ta còn muốn họ sẽ làm được gì trong thực tiễn từ những điều đã học được. Chính vì vậy, đánh giá cần cung cấp thông tin cho chúng ta biết người học của chúng ta có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn hay không. Sự thành công của người học trên các bài kiểm tra viết chỉ cho chúng ta những thông tin gián tiếp về khả năng thực tiễn có thể của họ. Song chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn bằng nhiều cách thức ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn dạy một người học của bạn về kỹ năng giao tiếp, bạn không thể chỉđánh giá về kỹ năng của họ thông qua việc họ liệt kê đầy đủ về các nguyên tắc giao tiếp ứng xử, mà bạn cần phải đánh giá họ ngay trong thực tiễn giao tiếp ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh. Và chính đánh giá thực cho chúng ta những minh chứng trực tiếp về kết quảđạt được.

b. Đánh giá thực thể hiện cấu trúc bản chất của việc học

Những nghiên cứu về bản chất của việc học đã thấy rằng con người không chỉ được làm đầy bằng kiến thức, mà họ còn phải tái cấu trúc lại ý nghĩa của thế giới tri thức đó đối với bản thân mình. Chính vì vậy, đánh giá

không thể chỉ yêu cầu người học nhắc lại những thông tin đã thu nhận mà họ còn phải yêu cầu họ tái cấu trúc lại ý nghĩa của những gì họ được dạy.

Hơn nữa, người học có cơ hội cấu trúc lại ý nghĩa của những gì được học thông qua đánh giá thực. Các nhiệm vụ của đánh giá thực không chỉ phục vụ cho đánh giá mà nó cũng là phương tiện đẩy mạnh việc học theo đúng bản chất của nó.

c. Đánh giá thực kết hợp việc dạy, học và đánh giá

Đánh giá thực, ngược với các hình thức đánh giá khác, khuyến khích sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy, học và đánh giá. Trong nhiều hình thức dạy học và đánh giá, việc dạy, học và đánh giá thường tách rời nhau. Việc kiểm tra được tiến hành một cách hành chính sau một giai đoạn mà người ta cho rằng người học đã có được kiến thức hay kỹ năng nào đó.

Trong mô hình đánh giá thực, một nhiệm vụ thực được dùng để đo lường, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của người học, đồng thời, cũng được dùng như một phương tiện để người học học tập. Thí dụ, khi đưa ra một vấn đề để người học giải quyết, người học sẽ học được nhiều điều trong quá trình tìm ra các giải pháp, còn giáo viên hỗ trợ người học trong quá trình đó. Và các giải pháp do người học tìm ra để giải quyết vấn đề trở thành bài làm giúp giáo viên đánh giá người học đã vận dụng kiến thức một cách có ý nghĩa như thế nào.

d. Đánh giá thực cung cấp nhiều con đường trình diễn

Trong học tập, chúng ta có những mặt mạnh và mặt yếu và trong thể hiện năng lực thực tiễn cũng thể hiện nó ở những mức độ khác nhau. Đánh giá thông qua trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn không cho phép người học được thể hiện sự đa dạng của kiến thức và kỹ năng mà họ được học. Bài trắc nghiệm có thể so sánh người học trên cùng một lĩnh vực đo, trong cùng một kiểu đo. Hơn nữa, trắc nghiệm rất phù hợp với những người đã có kinh nghiệm làm trắc nghiệm nhưng không cho họ cơ hội tốt nhất để xây dựng niềm tin về sự trình diễn của chính họ.

Chính vì vậy, phép đo lường đa dạng trong đánh giá sẽ giúp chúng ta đánh giá sự vận dụng kiến thức của người học theo nhiều cách khác nhau nhờ chính vào sự đa dạng phong phú của thực tiễn. Tất nhiên, một thước đo có thể kết hợp đo một số nội dung cần đánh giá. Đánh giá thực dường như cho người học cơ hội tự do hơn trong thể hiện những gì mình học được. Bằng cách nghiên cứu kỹ các chỉ số thực hiện trong nhiệm vụ thực tế tương ứng với thời lượng cho phép, giáo viên hoàn toàn có thể đánh giá so sánh sự thể hiện giữa người học này với người học khác. [8]

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)