KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 111 - 113)

- Giảng viên yêu cầu các nhóm báo cáo tình hình thựchiện cụ thể, những khó khăn của nhóm thường xuyên ứng với các nhiệm vụ nhỏ.

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã thu nhận được những kết quả nhất định, đáp ứng mục đích nghiên cứu và chứng minh được giả thuyết của đề tài là hợp lý và mang tinh khả thi.

Về mặt lý thuyết, từ việc tổng quan súc tích được các vấn đề lý luận về đánh giá trong giáo dục nói chung, đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment, các vấn đề liên quan đến hoạt động KTĐG kết quả học tập của người học từ nhiều tài liệu. Đây chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng quy trình đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment kết quả học tập nói chung. Chỉ rõ các bước cần thực hiện: xác định mục đích, xác định chuẩn, nhiệm vụ thực, tiêu chí đánh giá và bảng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thực thi nhiệm vụ thực, đánh giá và lưu trữ, công bố kết quả.

Về mặt thực nghiệm, chúng tôi đã vận dụng được quy trình trên để xây dựng công cụ đánh giá theo cách tiếp cận authentic trong môn ĐL&ĐG trong giáo dục (trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội). Bằng việc áp dụng nghiêm ngặt các bước của quy trình đó, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm bộ công cụ

này trên 239 sinh viên sư phạm năm thứ 4 thuộc hai khóa QH2007S, QH2008S của trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

Kết quả của quá trình thử nghiệm được chúng tôi tiến hành phân tích: khảo sát phân bố mức độ đạt tiêu chí, tính toán và phân tích điểm toàn bài, tính toán sự tương quan giữa các số liệu cần thiết để đưa ra nhận định bước

đầu về chất lượng của bộ công cụ.

Qua những kết quả bước đầu của nghiên cứu này đã làm sảng tỏ những

tiếp cận authentic assessment. Thông qua việc phân tích số liệu cho thấy, dải

điểm của bài đánh giá này rất gần với phân bố chuẩn, đã phân biệt được trình

độ của người học; độ tin cậy của bài đánh giá đã được khẳng định qua việc tính hệ số tương quan điểm số, mức độ đạt các tiêu chí trong cùng một nhiệm vụ. Đặc biệt, kết quả của phiếu điều tra cho thấy người học tỏ ra hào hứng với cách đánh giá này vì họ thấy rất thiết thực tới công việc sau này; các sinh viên ra trường đã đi làm cũng có những phản hồi tích cực về ảnh hưởng của cách

đánh giá này tới sự hòa nhập với cách hoạt động ở thực tiễn. Tuy nhiên, người học cũng cho rằng cần có sự điều chỉnh số lượng bài kiểm tra của môn học, hình thức triển khai nhịp nhàng hơn. Bản thân giảng viên cũng phải có những

điều chỉnh tích cực trong quá trình dạy học để theo sát mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của người học.

Từ những luận điểm trên cho thấy việc vận dụng quan điểm authentic assessment trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thực sự cần thiết. Hướng nghiên cứu này cần được phát triển và áp dụng đối với nhiều môn học khác, có thể thực hiện theo hướng liên môn. Đặc biệt, đối với cấp bậc đại học, những môn học chuyên ngành, cách đánh giá này sẽ giúp người học nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)