Mục đích của công cụ đánh giá của người giáo viên

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 31 - 33)

a. Vì sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập

Đánh giá cung cấp cho người học những thông tin hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp học, phát triển các thao tác tư duy, năng lực nhận thức. Nhờ đó học sinh sẽ tự tin, tự chịu trách nhiệm về việc học tập của họ và đó cũng là những phẩm chất cần có để học tập suốt đời.

Bằng việc hợp tác trong đánh giá người học củng cố kiến thức thu được trong cả quá trình đồng thời rèn luyện năng lực tự đánh giá bản thân. Qua đó động lực học tập của họ được nâng cao do nhận thấy rằng giáo viên đầu tư công sức vì sự thành công trong học tập của học sinh.

b. Định hướng cho hoạt động của giáo viên

Kế hoạch dạy học có đan xen các đợt kiểm tra đánh giá liên tục trong suốt quá trình, định hướng cho giáo viên cách giúp người học vượt qua từng chặng đường một cách vững chắc. Chính những thông tin thu được sau mỗi đợt đánh giá kết quả học tập của tập thể lớp học cụ thể, giáo viên sẽ có cơ sở để quyết định dạy cái gì, dạy như thế nào, đánh giá cái gì và như thế nào, xử lí các thông tin thu được ra sao.

Giảng viên trong quá trình đánh giá cũng điều chỉnh cách dạy của mình thông qua việc trả lời các câu hỏi “Tôi đang giúp học sinh rèn luyện những kiến thức và kỹ năng gì?”, “Làm thế nào để biết học sinh có được những kiến thức và kỹ năng đó ở mức nào?”, “Làm thế nào để giúp họ học tốt hơn?” v.v…

Khi giảng viên làm việc gần gũi với học sinh để trả lời các câu hỏi này, họ cũng nâng cao được kỹ năng sư phạm và ngày càng thành công trong sự nghiệp.

c. Đánh giá được tiến trình và sự liên tục

ngừng của học sinh chứ không phải là cung cấp các bằng chứng để đánh giá và xếp loại học sinh. Nếu đánh giá tổng kết cần những bài thi có độ tin cậy và độ giá trị cao, cần bao quát đủ phạm vi kiến thức của môn học để có thể cho những kết quả công bằng khách quan, theo đúng chuẩn đã qui định, thì đánh giá theo tiến trình không dùng để xếp loại và có thể không cần nêu tên từng học sinh. Mục đích của đánh giá theo tiến trình chỉ là cung cấp cho giảng viên những thông tin về việc học sinh đang học cái gì, như thế nào và qua đó giúp họ thành công hơn trong những kỳ đánh giá sau và nhất là trong kỳ đánh giá tổng kết toàn khoá.

d. Xác định được đặc điểm của cá nhân và nhóm người học

Đánh giá trong lớp học chỉ có thể đạt được mục đích khi nó đáp ứng được những yêu cầu và đặc điểm cụ thể của từng lớp học. Mỗi lớp học có đối tượng riêng, có những đặc điểm không giống bất kỳ lớp học nào khác, do vậy mỗi lớp học đòi hỏi có kỹ thuật đánh giá tương ứng mà không thể áp dụng một cách máy móc, một mô hình có sẵn nào. Những giáo viên thành công là những người nhận ra những đặc thù của lớp học, có phương pháp dạy phù hợp với đối tượng đó và có những thủ pháp đánh giá tương ứng với hoàn cảnh cụ thể đó. Ngoài ra, trong mỗi lớp học, các cá nhân lại rất khác nhau, công cụ đánh giá sẽ chỉ ra được sự khác biệt này.

e. Phương tiện dạy học và giáo dục là cơ sở xác định tài năng sư phạm

Đánh giá là một bộ phận không thể tách rời và diễn ra liên tục trong suốt quá trình dạy - học môn học trong và ngoài giờ học, và là bộ phận cấu thành của phương pháp dạy - học.

Trong quá trình phấn đấu đạt mục tiêu môn học, người dạy và người học sử dụng các phương pháp phù hợp, liên tục sử dụng các hình thức đánh giá để kiểm tra việc đạt mục tiêu, liên tục cải tiến, điều chỉnh để đạt mục tiêu cuối cùng của khoá học.

Quá trình dạy - học, đánh giá liên tục như vậy giúp người học tiến bộ không ngừng, người dạy ngày càng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm. Sự gắn

kết giữa người dạy và người học, giữa kết quả học tập với nỗ lực giảng dạy cũng vì thế ngày càng tăng cường, người học và người dạy cùng chịu trách nhiệm về việc dạy học môn học.

Dành một chút thời gian làm một đánh giá đơn giản trước khi dạy một bài cụ thể nào đó, giáo viên có thể hiểu rõ hơn trình độ của học sinh ở mức nào và nên bắt đầu bài giảng từ đâu.

Một đánh giá nhanh giữa giờ có thể cho biết học viên có hứng thú với bài giảng không. Đánh giá sau buổi học cho phép giáo viên củng cố bài giảng và phát hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh trước khi chúng trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho việc học sau này. Những đánh giá như vậy còn giúp học sinh hình thành kỹ năng tự đánh giá, một kỹ năng hữu ích đối với họ ngay cả khi họ đi vào cuộc sống lao động sau này. [16]

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)