Một số loại đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment được sử dụng trong lớp học

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 49 - 53)

c. Lĩnh vực tâm vận động (psychomator domain)

1.7.4.Một số loại đánh giá theo cách tiếp cận authentic assessment được sử dụng trong lớp học

sử dụng trong lớp học

Trong đánh giá thực, người học thường: + Làm các thực nghiệm khoa học.

+ Thực hiện nghiên cứu khoa học xã hội. + Viết báo cáo, lịch sử, câu chuyện. + Đọc và dịch tác phẩm.

+ Giải toán và ứng dụng chúng trong cuộc sống thực.

Những việc làm này của người học có thể xếp vào 5 loại đánh giá thực như sau:

a. Đánh giá trình diễn (Performance Assessment)

Đánh giá trình diễn kiểm tra khả năng sử dụng các kỹ năng học được trong ngữ cảnh thực. Loại đánh giá này thường yêu cầu người học làm việc hợp tác và vận dụng kiến thức kỹ năng học được vào giải quyết những vấn đề khá phức tạp. Nhiệm vụ có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn và bao gồm một số hoạt động sau:

+ Viết, chỉnh sửa, và trình bày báo cáo trước lớp.

+ Thực hiện thí nghiệm khoa học trong vài tuần và phân tích kết quả.

+ Làm việc theo nhóm để chuẩn bị cho buổi tranh luận theo chủđề.

Nhiều giáo viên sử dụng hình thức Tìm kiếm nhanh để đánh giá xem người học đã nắm vững những khái niệm và kỹ năng như thế nào. Phần lớn các tìm kiếm nhanh bắt đầu bằng việc nêu vấn đề (stimules) như là một vấn đề trong toán học, bối cảnh chính trị, một vấn đề nào đó… Giáo viên có thể hỏi xem học sinh giải thích, mô tả, tính toán, dự báo… Sự khám phá này có thể sử dụng câu hỏi đa lựa chọn, hoặc sử dụng sơ đồ hóa – một kỹ thuật cho phép đánh giá sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong hay giữa các khái nệm của người học.

c. Câu hỏi mở (Open-Response Questions)

Câu hỏi mở giống tìm kiếm nhanh là giáo viên giới thiệu với người học một số vấn đề và yêu cầu họ trả lời. Câu trả lời bao gồm các dạng:

+ Viết tóm tắt hoặc trả lời miệng. + Đề xuất giải pháp cho bài toán. + Hoàn thiện tranh vẽ.

+ Lập Sơđồ, biểu bảng.

d. Hồ sơ tài liệu (Portfolios)

Hồ sơ tài liệu lưu trữ các kết quả học tập của người học theo thời gian. Điều này rất có ích cho sự theo dõi sự tiến bộ của người học và dạy người học giá trị của tự đánh giá, chỉnh sửa, và làm lại. Hồ sơ người học bao gồm: + Bài báo và nhận xét phản hồi + Nhận xét của bạn bè cùng lớp + Sản phẩm tạo hình, mô hình sơ đồ biểu bảng + Báo cáo nhóm + Vở ghi bài + Bản nháp và bản hoàn thiện e. Tựđánh giá (Self-Assessment)

Tự đánh giá yêu cầu người học đánh giá sự tham gia của chính họ vào chính quá trình học và tạo ra sản phẩm. Những câu hỏi đánh giá là

công cụ cơ bản của tự đánh giá. Người học có thể trả lời bằng viết hoặc nói cho những câu hỏi sau:

+ Trong dự án này, phần nào là phần khó nhất đối với bạn? + Bạn nghĩ là bạn phải làm gì tiếp theo?

+ Nếu bạn làm lại nhiệm vụ này, bạn có thể làm theo cách nào khác?

+ Bạn đã học được gì tự dự án này?

Rất nhiều giáo viên cho rằng đánh giá thực sẽ thực sự hiệu quả khi người học biết rõ giáo viên mong đợi gì ở họ. Đó là lý do vì sao giáo viên luôn cần xác định rõ chuẩn và kỳ vọng và họ thường dùng bảng ma trận (rubric) để xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ thực hiện của người học. [19]

Tóm lại:

Một trong những chức năng cơ bản của đánh giá là định hướng. Hai kiểu đánh giá như trình bày ở trên có tác động không nhỏ tới việc sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau để có thể hoàn thành bài thi.

Theo mô hình đánh giá trắc nghiệm, giáo viên được khuyến khích dạy học để người học trả lời được những kiểu câu hỏi thường gặp trong các bài kiểm tra – thi khác nhau. Thông thường, 1 bài trắc nghiệm truyền thống chỉ bao gồm một số mẫu kiến thức nhất định trong vô số kiến thức, kĩ năng được dạy trong chương trình, để rồi từ đó phỏng đoán mức độ nắm vững kiến thức về tất cả những gì liên quan. Nếu giáo viên trong quá trình dạy học tập trung chủ yếu vào các mẫu kiến thức sẽ được thi thì việc trình diễn tốt kiến thức có liên quan tới những mẫu đó không có nghĩa đã phản ánh kiến thức về toàn bộ môn học. Do vậy, những mẫu kiến thức sẽ có trong bài thi bao giờ cũng được bảo mật nghiêm ngặt, và kết quả là giáo viên không được phép dạy những gì sẽ thi.

Với mô hình đánh giá thực, giáo viên được khuyến khích để dạy những gì người học phải thi để họ thi tốt. Người học cần học để thực hiện

tốt những nhiệm vụ có ý nghĩa thực. Để hỗ trợ người học thực hiện tốt những nhiệm vụ này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chỉ cho người học biết cách thực hiện nào là tốt, cách nào là không tốt. Ngoài ra, trước đó, người học còn được cung cấp một bản liệt kê những tiêu chí cần đạt để được đánh giá cao nhất. Và một khi người học biết thế nào là hoàn thành tốt một nhiệm vụ, biết những dấu hiệu (minh chứng) đặc trưng của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, họ sẽ phát huy những kiến thức, kĩ năng cần thiết đã được học để hoàn thành tốt nhiệm vụđó.

Tuy nhiên, bài trắc nghiệm được thiết kế tốt cho phép xác định vị trí của từng người học so với những người học khác trong cùng một lĩnh vực.

Như đã nói ở trên, 2 kiểu đánh giá trắc nghiệm và đánh giá thực không loại trừ nhau, mà bổ sung cho nhau, đảm bảo có những kiểu đánh giá đa dạng, nhiều biến thể để sao cho đủ số mẫu cần thiết và đủ các công cụ đo để có thểđo lường đánh giá chính xác kết quả học tập của người học, để giúp họ tiến bộ không ngừng và đặc biệt là giúp họ gắn kết những kiến thức, kĩ năng học được trong nhà trường với đời sống thực và khi họ ra trường họ sẽ sẵn sàng tham gia vào cuộc sống lao động.

* (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* *

Trong chương này chúng tôi đã tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế, hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Chúng tôi cũng tóm lược các vấn đề liên quan đến đánh giá vận dụng quan điểm authentic assessment, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình và bộ công cụở chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 49 - 53)