Bước 4– Xác định các tiêu chí, thể hiện trên bảng Rubri c những

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 55 - 56)

c. Lĩnh vực tâm vận động (psychomator domain)

2.1.4. Bước 4– Xác định các tiêu chí, thể hiện trên bảng Rubri c những

dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ; phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí (Rubric)

Tiêu chí là những chỉ số (những đặc trưng) của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ở Bước 2 chúng ta đã xác định điều giáo viên muốn người học phải làm được (chuẩn). Ở Bước 3, chúng ta đã chọn được một (hoặc nhiều) nhiệm vụ để người học hoàn thành chứng tỏ họ đã đạt chuẩn. Ở Bước 4, chúng ta phải trả lời câu hỏi: Chúng ta sẽ đánh giá người học hoàn thành nhiệm vụ đó như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này cần xây dựng những tiêu chí đặc trưng riêng cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giáo viên sẽ dùng các tiêu chí này để đánh giá người học đã hoàn thành nhiệm vụở mức nào, tức là họđáp ứng chuẩn ở mức nào. Một tiêu chí tốt có những đặc trưng sau:

- Được phát biểu rõ ràng. - Ngắn gọn.

- Quan sát được. - Mô tả hành vi.

- Được viết để người học hiểu được.

Hơn nữa phải chắc chắn rằng mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu của bài thi, tuy nhiên không nên để trùng lặp và khác thứ

Nên giới hạn số tiêu chí ≥ 3 và ≤10. Ở những đặc trưng cơ bản của nhiệm vụ đó không cần phải đánh giá hết mọi chi tiết. Nhiệm vụ càng đơn giản thì số tiêu chí càng ít.

Bảng ma trận mức độ tiêu chí Rubric (kèm biểu điểm) là bảng cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (đồng thời là điểm số cho các tiêu chí ở mức đó). Như

vậy, bảng ma trận mức độ tiêu chí giúp đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của người học và cung cấp thông tin phản hồi để họ tiến bộ không ngừng. Thông thường, có 2 loại bản ma trận:

- Bảng định tính (tổng hợp – Holistic rubric) - Bảng định lượng (phân tích – Analystic rubric)

Để đánh giá độ tin cậy của bảng ma trận có thể dùng phương pháp thử

bằng cách cho 2 người chấm 1 bài hoặc cho 1 người chấm vào 2 thời điểm khác nhau. Nếu điểm số trùng nhau có thể xem bảng ma trận là có độ tin cậy. Trong trường hợp ngược lại, cần có sự chỉnh sửa bảng ma trận cho phù hợp.

Tiêu chí Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 Điểm 1 …. ….   ….   ….   ….   2 ….   ….   ….   ….   ….   3 ….   ….   ….   ….   ….  

Bảng 2.0. Mẫu xây dựng bảng Rubric đánh giá mức độ đạt tiêu chí

Một phần của tài liệu vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)