Kết quả khảo sát về đào tạo, huấn luyện và thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực ninh thuận đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)

Stt Các tiêu chí Giá trị trung bình

(Mean)

1 Anh/Chị thường được công ty cho biết những điều kiện cần

thiết để được thăng tiến 3,07

2 Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội để thăng tiến 3,09 3 Anh/Chị được tham gia thường xun các khóa đào tạo về an

tồn, vệ sinh lao động 3,80

4 Anh/Chị thường được tập huấn kiến thức/kỹ năng lao động cần thiết để thực hiện công việc 3,69 5 Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên

mơn 3,40

6 Nhìn chung cơng tác đào tạo trong cơng ty là có hiệu quả tốt 3,36 (Nguồn: Trích phụ lục 10 - Kết quả khảo sát hoạt động QTNNL)

Nhận xét: Về việc thăng tiến, CBNV hầu như đánh giá gần mức trung lập (giá

trị 3,07 cho yếu tố “điều kiện thăng tiến” và 3,09 cho yếu tố “cơ hội thăng tiến”). Điều này có thể giải thích được là do chính sách thăng tiến chỉ tập trung vào một bộ phận nhỏ CBNV. CBNV đánh giá cao công tác đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động với mức đánh giá là gần như đồng ý (giá trị 3,80). Yếu tố “cơ hội được nâng cao trình độ” và yếu tố “hiệu quả của công tác đào tạo” được đánh giá thấp hơn, chỉ ở mức tương đối đồng ý với hai giá trị lần lượt là 3,40 và 3,36. Với đánh giá của

CBNV về hiệu quả đào tạo ở mức tương đối đồng ý (3,36) cho thấy phù hợp với nhận xét đánh giá của các chuyên gia tại Công ty ĐLNT.

2.2.2.3. Đánh giá thực trạng chức năng duy trì nguồn nhân lực

Về đánh giá hoạt động của chức năng kích thích, động viên: Tác giả tập trung vào đánh giá thực trạng các hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đánh giá thi đua của các bộ phận và trả công lao động.

Thứ nhất, về đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, Công ty ĐLNT thực hiện đánh giá mỗi tháng một lần để trả lương. Xét theo nội dung và trình tự thực hiện đánh giá, công ty đã thực hiện các bước như sau:

Bước 1- Xác định các tiêu chí chủ yếu cần đánh giá: Đối với công việc ghi chỉ số điện kế, thu tiền điện, lắp điện kế,…Công ty ĐLNT đánh giá theo các tiêu chí chủ yếu về khối lượng công việc đã giao hàng tháng, đáp ứng nguyên tắc SMART. Đối với công việc không định lượng được (cơng việc văn phịng, bảo vệ, giao dịch khách hàng,…) chưa xác định được tiêu chí chủ yếu, chỉ căn cứ vào chất lượng công việc có sai sót hay khơng để đánh giá.

Bước 2- Phương pháp đánh giá: Tùy công việc cụ thể, Công ty ĐLNT áp dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Đối với cơng việc có thể lượng hóa được như ghi chỉ số điện kế, thu tiền điện, lắp điện kế,…thì dùng phương pháp quản trị theo mục tiêu. Đối với cơng việc khơng lượng hóa được thì áp dụng phương pháp lưu giữ kết hợp với phương pháp quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên để đánh giá, kết quả đánh giá được phân loại thành năm mức hoàn thành nhiệm vụ để xác định hệ số hiệu quả công việc (Hhq) dù các tiêu chí đánh giá có lượng hóa được hay khơng. Việc xếp loại 5 mức này thiếu chính xác vì khơng có thang điểm cho từng tiêu chí chủ yếu, thiếu trọng số cho các tiêu chí chủ yếu. Vì vậy, việc xếp loại thiếu chính xác, khơng bảo đảm tính cơng bằng. Nhìn chung, Cơng ty ĐLNT sử dụng phương pháp đánh giá hiện nay (ngoại trừ phương pháp đánh giá quản trị theo mục tiêu) là không hiệu quả. Do đó cần phải chọn lại phương pháp đánh giá cho phù hợp. Bảng 2.19 trình bày các mức hoàn thành nhiệm vụ đối với nhân viên thu tiền điện, ghi chỉ số điện kế và lắp điện kế mới.

Bảng 2.19: Các mức hoàn thành nhiệm vụ đối với nhân viên thu tiền điện,

ghi chỉ số điện kế, lắp điện kế Tỷ lệ khối lượng

cơng việc hồn thành

Mức hồn thành nhiệm vụ

Hệ số hiệu quả công việc

≥ 135% định mức công việc 1 150%

Từ 120% đến < 135% định mức công việc 2 125% Từ 100% đến < 120% định mức công việc 3 100% Từ 97% đến < 100% định mức công việc 4 80%

< 97% định mức cơng việc 5 60%

(Nguồn: Phịng Tổ chức & Nhân sự, Công ty ĐLNT)

Bước 3- Xác định người đánh giá và huấn luyện kỹ năng đánh giá: Cán bộ quản lý trực tiếp ở các bộ phận đánh giá phó bộ phận và nhân viên. Ban Giám đốc Công ty ĐLNT đánh giá các trưởng bộ phận sau khi tham khảo mức tự đánh giá của trưởng bộ phận này và nhận xét của các trưởng bộ phận cịn lại có mối quan hệ trong công việc. Tồn tại là người đánh giá chưa được huấn luyện về kỹ năng đánh giá.

Thứ hai, về đánh giá thi đua các phòng, ban, Điện lực huyện, thành phố, Công ty ĐLNT thực hiện mỗi năm một lần. Ưu điểm là các tiêu chí đánh giá rõ ràng, chi tiết và cụ thể, định lượng được, có tính đến trọng số cho từng tiêu chí (xem phụ lục 12).

Để tìm hiểu quan điểm, mức độ thỏa mãn của CBNV về hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc, tác giả đã khảo sát 444 CBNV trong Công ty ĐLNT và kết quả được trình bày ở bảng 2.20.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực ninh thuận đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)