Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú yên (Trang 26 - 30)

và vừa.

2.3.1. Nhân tố khách quan

Mơi trường chính trị

Mơi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp NVV nói riêng phát triển hoạt động kinh doanh. Các nhà đầu tư sẽ yên tâm đưa vốn và vay vốn để kinh doanh. Nếu môi trường chính trị - xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn dẫn đến nhu cầu vay vốn sẽ giảm theo. Hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mơi trường kinh tế vĩ mơ

Tình hình kinh tế vĩ mơ của đất nước ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đầu tư của doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Bất ổn x 100 Thu nhập từ HĐCV DNNVV

Tỷ lệ thu nhập từ HĐCV DNNVV=

kinh tế vĩ mô là một cản trở nghiêm trọng đến việc tiếp cận vốn của các DN (Boyd, Levine and Smith, 2001), khi kinh tế suy thoái, việc sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hiệu quả đầu tư thấp, nhu cầu cho sản xuất giảm sút, sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay. Ngược lại, khi kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vừa phải sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang hiệu quả và lợi nhuận cao cho doang nghiệp, khách hàng có khả năng hồn trả gốc và lãi đúng hạn, vì vậy kích thích hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển.

Hệ thống pháp lý liên quan đến TSĐB

Ở các nước đang phát triển, DN phải có TSĐB đầy đủ khi muốn vay vốn ngân hàng. Các DN thường gặp khó khăn về vấn đề này vì họ khơng đủ TSĐB để thế chấp hoặc tài sản của họ chưa đủ tính pháp lý. Trong khi xét về khía cạnh người cho vay, các ngân hàng có thể bị nản chí nếu q trình xử lý tài sản q mất thời gian và phức tạp (Fleisig, Safavia and Dela Pena , 2006). Do đó, ngân hàng sẽ không mạnh dạn để đầu tư vốn cho DN khi họ biết họ khơng có cơ sở tranh tụng, xử lý tài sản khi DN khơng có khả năng trả nợ.

Mức độ cạnh tranh của các ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều ngân hàng trong và ngoài nước được thành lập, kéo theo mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng sẽ khó khăn hơn khi tiếp cận cho vay một khách hàng, do đó muốn phát triển hoạt động cho vay, các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng những hoạch định chiến lược rõ ràng. Thường thì các ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để phát triển cho vay.

2.3.2. Nhân tố chủ quan

+ Từ phía ngân hàng:

Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng

Căn cứ vào từng giai đoạn hoạt động mà ngân hàng có những chính sách và chiến lược tín dụng riêng của mình. Chính sách tín dụng thể hiện chiến lược kinh doanh

của ngân hàng là mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Chính sách tín dụng cởi mở sẽ là nhân tố giúp ngân hàng phát triển hoạt động cho vay thuận lợi hơn. Ngược lại chính sách bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế cho vay của các NH.

Mức lãi suất cho vay

Khi lãi suất tăng, có nghĩa là các DN phải sử dụng nhiều thu nhập hơn để trả lãi tiền vay. Điều đó làm giảm lợi nhuận. DN có thể quyết định không bắt đầu dự án mới hoặc hoãn thực hiện dự án trong thời gian lãi suất cao. Khi lãi suất thấp, các doanh nghiệp có thể vay dễ dàng hơn. Các khoản vay lãi suất thấp có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh và tăng khả năng sinh lời.

Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc tăng trưởng dư nợ của ngân hàng. Các doanh nghiệp ngày nay có nhiều cơ hội để lựa chọn ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính của họ với chi phí thấp và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Các ngân hàng muốn tăng dư nợ thì giải pháp đầu tiên là hạ lãi suất xuống thấp hơn hoặc tối thiểu là bằng các đối thủ kèm theo các dịch vụ hậu mãi thì mới phát triển được hoạt động cho vay. Khi doanh số cho vay tăng nhưng lãi suất lại thấp hơn dẫn đến việc có thể lợi nhuận sẽ khơng tăng thậm chí cịn thấp hơn ban đầu. Đây là vấn đề khó khăn, là bài tốn nan giải đối với ngân hàng. Đôi khi, việc tăng trưởng dư nợ khơng phải vì mục đích lợi nhuận mà là vì để hồn thành các chỉ tiêu, hoạch chiếm lĩnh thị phần.

Hoạt động Marketing thương hiệu

Thương hiệu là yếu tố thu hút và duy trì sự trung thành của khách hàng. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chính sách và sản phẩm ngân hàng, qua đó vị thế của NH trên thị trường sẽ được giữ vững, điều này sẽ giúp NH thu hút được nhiều khách hàng hơn (Victor Smith, 2002). Do đó, hoạt động marketing ảnh hướng không nhỏ đến việc phát triển cho vay.

Đội ngũ nhân viên ngân hàng

tâm huyết với nghề sẽ được khách hàng yêu mến, ln muốn duy trì mối quan hệ TD và mở rộng việc vay mượn của mình. Ngồi ra, với trình độ chun mơn cao họ có thể thẩm định dự án, phương án vay một cách chính xác hơn, sàng lọc đối tượng khách hàng và đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng từ đó tác động đến việc phát triển cho vay.

Quy trình, thủ tục, phương thức cho vay của ngân hàng

Thủ tục vay vốn ảnh hưởng đến tâm lý tiếp cận vốn của DN (Mandeep, Goyal, Kumar and d.t.g, 2008). Vì vậy, khi tiến hành xây dựng một bộ quy trình, thủ tục cho vay cần phải phù hợp, đơn giản nhưng phải hài hòa giữa các đối tượng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận vốn vay vừa đảm bảo mục tiêu an tồn tín dụng cho ngân hàng, đầy đủ tính pháp lý.

Bên cạnh đó, phương thức cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của khách hàng vì mỗi khách hàng sẽ lựa cho một phương thức vay vốn phù hợp với vòng đời sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ. NH càng đa dạng phương thức cho vay sẽ hấp dẫn khách hàng đến vay vốn nhiều hơn, khả năng tăng trưởng TD cao.

+ Từ phía khách hàng:

Hệ thống tài chính minh bạch sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng thẩm định và ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, hệ thống sổ sách kế tốn của DNNVV thường khơng được kiểm tốn. Điều này gây khó khăn cho DNNVV khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Thực tế cho thấy những chủ DN có trình độ cao thường thuận lợi hơn khi tiếp cận vốn vay do họ có khả năng trình bày tốt về thơng tin tài chính và kế hoạch kinh doanh của mình và thường khả năng quản lý của họ sẽ tốt hơn những chủ DN không qua đào tạo bài bản. Tuy nhiên, các chủ DN NVV tại các nước đang phát triển thường có kiến thức tài chính và quản trị yếu kém, gây tâm lý cho ngân hàng e ngại khi quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú yên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)