Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú yên (Trang 47 - 51)

2.6. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay DNNVV tạ

2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan

+ Từ Vietinbank Phú Yên

Chính sách, quy trình tín dụng chưa linh hoạt:

Mơ hình hoạt động hiện tại của Vietinbank Phú Yên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cho vay DNNVV. Hiện tại, chỉ phòng KHDN mới có đủ điều kiện về nhân sự để tập trung cho vay đối tượng này, các PGD vẫn chủ yếu phục vụ cho KH cá nhân, hộ gia đình. Vietinbank Phú Yên chưa tận dụng được mạng lưới của mình trong việc phát triển cho vay DNNVV.

Việc phân giao thẩm quyền tín dụng cho chi nhánh (đối với Vietinbank Phú Yên, chi nhánh được xếp hạng 2, mức thẩm quyền xét duyệt GHTD cho 1 KHDN không vượt quá 25 tỷ) cũng hạn chế phần nào tính chủ động, gây áp lực lên bộ phận thẩm định trụ sở chính, làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng.

Phú Yên là tỉnh đang phát triển du lịch, nhu cầu xây dựng nhà hàng, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng rất nhiều, tuy nhiên đầu tư lĩnh vực BĐS được xem là ngành nghề hạn chế, do vậy cũng rất khó khăn cho Vietinbank tiếp cận các dự án này để cho vay. Để tiếp cận, cần phải có chủ trương từ TSC, điều này gây mất cơ hội tiếp cận khách hàng của Chi nhánh.

Năng lực quản trị rủi ro của Vietinbank Phú Yên còn hạn chế:

Thực tế cho thấy, hoạt động quản trị rủi ro của Vietinbank Phú Yên chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo chung của NHCTVN mà chưa xây dựng được cho mình chiến lược cụ thể đối với từng ngành phù hợp với đặc tính của địa phương, do đó Vietinbank Phú Yên chưa mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNVV.

Chất lượng nhân sự:

Trong những năm qua, Vietinbank Phú Yên liên tục tuyển chọn nhân sự mới, trẻ hóa đội ngũ, đây là một tín hiệu mừng vì Vietinbank Phú n sẽ có đội ngũ cán bộ có trình độ chính quy, có chun mơn nghiệp vụ trong tương lai. Tuy nhiên, việc trẻ hóa quá nhanh nhân sự, cán bộ mới quá nhiều cũng gây một áp lực lớn cho việc đáp ứng nhu cầu công việc. Cán bộ mới cần được đào tạo và đặc biệt đối với cán bộ phục vụ KHDN cần phải có kinh nghiệm và muốn phục vụ tốt khách hàng thì phải làm việc và thực hành tại vị trí này tối thiểu 2 năm. Với lực lượng cán bộ ít, kinh nghiệm chưa nhiều, nhân sự của Phòng KHDN tại Vietinbank Phú Yên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển cho vay DNNVV, điều này dễ dàng nhận ra khi trong suốt 5 năm, Vietinbank Phú n khơng có bất cứ một dự án đầu tư nào xứng tầm uy tín của Vietinbank.

Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khơng thường xuyên, liên tục

có các chương trình tư vấn, xúc tiến thường xuyên, liên tục để cộng đồng doanh nghiệp chú ý đếnVietinbank.

+ Từ khách hàng

Do trình độ quản trị của DNNVV cịn yếu kém, một số chủ doanh nghiệp DNNVV đi lên từ những hộ kinh doanh cá nhân, hộ gia đình nên chỉ quan tâm đến việc kinh doanh và lợi nhuận mà ít có kiến thức về quản trị doanh nghiệp, khơng dự báo, đánh giá được thị trường…do đó, ít có khả năng lập các dự án đầu tư, phương án kinh doanh tư có tính khả thi cao.

Các báo cáo tài chính của DNNVV hầu như khơng chính xác, sơ sài, chưa được chú trọng. Đa phần, DNNVV chưa minh bạch thơng tin tài chính, cơng tác quản lý sổ sách, dòng tiền là do chủ doanh nghiệp tự theo dõi, chưa tổ chức bộ máy kế tốn theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp khi đi vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, DNNVV cũng chưa tạo được uy tín, sự tin tưởng để được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản.

Một số chủ doanh nghiệp có khả năng kinh doanh nhưng kiến thức về luật cịn hạn chế; ít nghiên cứu các chính sách pháp luật, kinh tế, thời sự trong nước và thế giới. Khi ngân hàng đề cập đến một vấn đề mới, một quy định, chính sách mới, tâm lý các doanh nghiệp thường e dè, sợ rắc rối nên không tiếp tục đi vay hoặc khơng tìm đến nguồn vốn vay ngân hàng mà lại tìm đến một nguồn cho vay khác đơn giản hơn nhưng lãi suất lại cao ngất ngưỡng; làm hạn chế khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng.

Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả sơ lược một số vấn đề lý thuyết làm cơ sơ để phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Vietinbank Phú Yên dựa trên nền tảng lý thuyết. Qua số liệu phân tích, có thể thấy hoạt động cho vay của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2012-2016 có sự tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên hoạt động cho vay DNNVV lại chậm chạp hơn so với những phân khúc khác. Cho vay

DNNVV tại Vietinbank Phú Yên chỉ tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, dư nợ ngắn hạn, và khách hàng tốt truyền thống nên hầu như không phát sinh nợ xấu. Vietinbank Phú Yên chưa mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực hoặc dự án mới do ngại rủi ro, vì vậy mà hoạt động cho vay DNNVV của Vietinbank Phú Yên không thể phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của DNNVV liên quan đến vấn đề vay vốn của họ tại Vietinbank Phú Yên. Từ những phân tích trên, tác giả tìm ra hạn chế và nguyên nhân làm cho hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Vietinbank Phú Yên trên địa bàn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN

Trong chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp dựa trên những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đã phân tích trong chương 3 để hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú yên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)