Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lựcc tại công ty BHNT prudential việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Nguồn: Nguyễn Hữu Thân, 2010, trang 238

Trình tự đánh giá nhân viên thường gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá: người quản lý cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá và sự liên quan của các yếu tố đó đến mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Thông thường, những yêu cầu này có thể được xác định từ bảng mơ tả công việc và bao gồm hai phần: tiêu chuẩn về hành vi và tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc.

- Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp trong các phương pháp đánh giá kết quả làm việc như: phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp so sánh cặp, phương pháp bảng điểm, phương pháp phê bình lưu giữ, phương pháp quan sát hành vi, phương pháp quản trị theo mục tiêu, phương pháp định lượng,...

- Bước 3: Xác định người đánh giá: đánh giá kết quả làm việc thường được thực hiện giữa cán bộ quản lý trực tiếp và cấp dưới. Tuy nhiên để hoạt động đánh giá khách quan, chính xác hơn, có thể thu hút các đối tượng khác tham gia đánh giá như sau:

+ Đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp (cấp trên một bậc) và cán bộ quản lý cấp trên hai bậc.

+ Đánh giá bởi đồng nghiệp của người được đánh giá. + Đánh giá bởi nhân viên cấp dưới của người được đánh giá. + Đánh giá bởi khách hàng.

+ Tự đánh giá.

- Bước 4: Thông báo cho nhân vỉên về nội dung, phạm vi đánh giá: khi giao việc cho nhân viên, nhà quản trị thông báo cho nhân viên biết về các tiêu chuẩn, phạm vi sẽ đánh giá kết quả thực hiện. Trước khi đánh giá khoảng một tuần, nhà quản trị cần phải thông báo lại cho nhân viên những nội dung cần đánh giá.

- Bước 5: Thực hiện đánh giá kết quả làm việc đạt được và xác định mục tiêu mới cho nhân viên: cán bộ quản lý đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Sau đó, cán bộ quản lý nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chưa nhất trí, chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục trong thực hiện công việc của nhân viên.

1.4.3.2. Lương bổng, thưởng và đãi ngộ

Trả công lao động luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị của mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả cơng, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới năm mục tiêu cơ bản: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên

giỏi, kích thích động viên nhân viên, hiệu quả về mặt chi phí, và đáp ứng yêu cầu của pháp luật (Trần Kim Dung, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lựcc tại công ty BHNT prudential việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)