Khái niê ̣m “Hiê ̣u quả tổ chức”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả tổ chức, nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

2.1. Các khái niệm

2.1.7. Khái niê ̣m “Hiê ̣u quả tổ chức”

Theo Kaplan và Norton (1993): Hiê ̣u quả tổ chức được xác định dựa trên 4 thành phần cơ bản: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Nó xây dựng cơ sở để chuyển đổi nội dung chiến lược kinh doanh thành những điều kiện thực hiện.

Định nghĩa của Dyer và Reeves (1995): Hiê ̣u quả tổ chức được đánh giá dựa trên 3 thành phần: Lợi ích tài chính (lợi nhuận, doanh thu, giá trị thị trường), lợi ích tổ chức (chất lượng, hiệu quả), lợi ích liên quan nguồn nhân lực (hài lòng, gắn kết, nghỉ việc).

Neekly và các cộng sự (1995): Hiê ̣u quả tở chức là bộ tiêu chí nhằm định lượng tính hiệu quả và hiệu lực của các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Được kiểm định ở 3 góc độ: Cá nhân, mục tiêu doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các tiêu chí với mơi trường hoạt động (văn hóa, thỏa mãn khách hàng, chiến lược phát triển…).

Theo Royal và O’ Donnell (2005) thì hiê ̣u quả tở chức liên quan đến kết quả hoạt động tài chính và yếu tố bền vững.

Định nghĩa của Atkinson và các cộng sự (2007): Hiê ̣u quả tổ chức là công cụ để doanh nghiệp giám sát các giao dịch có trong hợp đồng.

Hiệu quả trong tổ chức là một vấn đề dai dẳng trong phần lớn các ngành quản lý. Ý tưởng về hiệu quả tổ chức ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, xem xét hiệu quả trong thiết lập kiểm tra là một vấn đề phải đối mặt của các chuyên gia. Có thể nói là tiền liên quan đến tính hiệu quả, hiệu quả hoạt động và năng suất của một tổ chức (Venkatraman và Ramanujam, 1986). Hiệu quả tở chức có thể được mơ tả như: Một biện pháp để đa ̣t được thành tựu và các mục tiêu của tổ chức (Daft, 2012).

Các chỉ số cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa một ứng dụng hiệu quả và hiệu quả của KM và hiê ̣u quả tổ chức như Hasan và Al-Hawari (2003) và Claycomb, Droge và Germain (2002). Lợi ích của quản tri ̣ tri thức có thể đến từ viê ̣c chia sẻ kiến thức tốt hơn, tiết kiệm chi phí, tiếp cập nhanh hơn tới kiến thức, tăng lợi nhuận, và thời gian đưa các cơ hội kinh doanh mới ra thị trường ngắn hơn (Skyrme, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả tổ chức, nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)