Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả tổ chức, nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Thành phần Trước Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Sau

Quản trị tri thức 12 12 0.901

Trách nhiệm quản lý 6 6 0.892

Quan điểm hệ thống 3 3 0.844

Sự cởi mở và thử nghiệm 4 4 0.786

Chuyển giao tri thức và hội nhập 4 4 0.853

Hiệu quả tổ chức 6 6 0.816

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Kết luận, cả 6 thang đo đều có có hệ số Cronbach 's Alpha cao hơn 0.6, đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đo lường các nhân tố này đều đạt chuẩn ( >0.3). Vì vậy, các biến quan sát của các thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích EFA.

4.3. Đánh giá giá trị thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Các biến đã đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố.

Phân tích EFA cho thang đo của các khái niệm

Phân tích EFA cho các khái niệm lần 1

Phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax được áp dụng. Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo vào phân tích nhân tố EFA ta được kết quả sau:

- Hệ số KMO đạt 0.883.

- Tại giá trị Eigenvalues = 1.140 với phương pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax có 5 nhân tố được trích với phương sai trích được là 62.781% (> 50%), đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng 5 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được gần 63% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu. Tuy nhiên có 3 biến quan sát KM7, KM9 và KM11 có hệ số tải nhân tố < 0.5 (KM7 = 0.478, KM9 = 0.494 và KM11= 0.483) nên 3 biến quan sát này bị loại (Xem thêm Phụ lục 2).

Tác giả tiến hành phân tích EFA lần 2 sau khi loại 3 biến quan sát KM7, KM9, KM11. Kết quả phân tích EFA lần 2 như sau:

Phân tích EFA cho các khái niệm lần 2

Phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax được áp dụng. Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo vào phân tích nhân tố EFA ta được kết quả sau:

- Hệ số KMO đạt 0.875.

- Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).

- Tại giá trị Eigenvalues = 1.135 với phương pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax có 5 nhân tố được trích với phương sai trích được là 57.981% (> 50%), đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng 5 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được gần 58% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu.

Các thang đo trong 5 nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố > 0.5, đạt yêu cầu. Tức là thang đo cho nhân tố “Quản trị tri thức”, “Trách nhiệm quản lý”, “Quan điểm hệ thống”, “Sự cởi mở và thử nghiệm” và “Chuyển giao tri thức và hội nhập” đã đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả tổ chức, nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)