CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC
2.5. Thực trạng về sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa
2.5.2.3. Yếu tố cấp trên
Bảng 2.11 Kết quả đánh giá của nhân viên về yếu tố cấp trên
Yếu tố cấp trên Mức độ Trung
bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Là người có năng lực, trình độ chun mơn và khả năng
điều hành 35,0% 19.3% 28.7% 15.7% 1.3% 2.29 1.14 Có sự hỗ trợ cấp dưới khi
cần thiết 28.3% 19.7% 38.1% 12.6% 1.3% 2.39 1.07 Cấp trên coi trọng tài năng
và sự đóng góp của cấp dưới 33.6% 19.7% 32.7% 12.6% 1.3% 2.29 1.10 Đối xử công bằng với mọi
nhân viên 32.7% 21.5% 30.9% 13.5% 1.3% 2.28 1.10 Có khả năng truyền đạt
thuyết phục và hiệu quả 29.6% 22.4% 34.1% 12.6% 1.3% 2.34 1.07
Cấp trên 2,32
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Kết quả mô tả cho thấy yếu tố cấp trên đạt chỉ số hài lòng rất thấp được thể hiện qua các biến quan sát khả năng điều hành chưa hiệu quả, cấp trên chưa thể hiện được tính thuyết phục và cơng bằng trong hoạt động điều hành của mình. Độ lệch chuẩn của các biến quan sát khá cao, có sự chênh lệch trong các câu trả lời của nhân viên. Ngồi ra có một số ý kiến rằng họ chưa được đối xử cơng bằng. Qua đó cho thấy thực trạng một bộ phận nhân viên chưa cảm thấy hài lịng và đang có sự bất mãn với cấp trên của mình.
Nhận xét:
Cấp trên trực tiếp: Chưa nhận được sự hài lòng về cách giao tiếp của cấp trưởng
khoa đối với nhân viên của mình, thiếu sức thuyết phục và sự quyết đốn khi giải quyết cơng việc. Ít sự chia sẽ cơng việc cũng như thiếu sự tích cực tham gia điều hành hoạt động chung của khoa phòng dẫn đến việc nhân viên cấp dưới cảm thấy trách nhiệm và
khối lượng công việc của mình bị gia tăng khi một lúc phải làm quá nhiều việc khi trưởng khoa ủy thác tồn bộ cơng việc cho cấp phó mà khơng có sự đồng giám sát.
Lãnh đạo: Nhân viên cấp thấp ít có cơ hội tiếp xúc với cấp lãnh đạo. Từ kết quả
phỏng vấn chuyên gia cho thấy cấp lãnh đạo chưa nhận được sự hài lòng của nhân viên cấp dưới trong việc đối đãi với điều dưỡng. Họ cảm thấy ít được coi trọng và đối xử cơng bằng mà điển hình trong cách đối đãi giữa bác sĩ và điều dưỡng có sự phân hóa rõ rệt. Do việc chịu áp lực cơng việc ngày càng gia tăng và phải đối mặt với dự luận trong vấn đề xử lý công việc nên cấp lãnh đạo đơi khi có xu hướng thiên về phía bệnh nhân và thân nhân người bệnh hơn là quan tâm đến lợi ích của nhân viên trong trường hợp xãy ra những sự cố không mong muốn trong công việc.
Ngồi ra trong q trình quản lý, cấp lãnh đạo chưa nhận được sự hài lòng của nhân viên trong việc điều động nhân sự tại một số khoa quan trọng như khoa Hồi sức tích cực và Cấp cứu tổng hợp khi phân công các bác sĩ trẻ chưa kinh nghiệm trực cấp cứu. Cụ thể đối với khoa Cấp cứu tổng hợp là nơi đầu nguồn tiếp nhận những bệnh nhân cần được sơ cứu ban đầu. Yêu cầu đặt ra cho các bác sĩ tác nghiệp tại đây cần phải vững về mặt chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm trong việc chẩn đốn, thực hiện những y lệnh chính xác và kịp thời cho bệnh nhân đang cấp cứu mới có thể cứu sống bệnh nhân cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.