Cải thiện yếu tố an tồn cơng việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC

3.3. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế tại BVĐK Đồng

3.3.3. Cải thiện yếu tố an tồn cơng việc

3.3.3.1. Cơ sở thực hiện giải pháp

- Ý thức của người bệnh và thân nhân hiện nay còn thấp, nên dễ xãy ra những trường hợp quá khích ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên y tế tại Bệnh viện, cụ thể tại các khoa Cấp cứu tổng hợp, Hồi sức tích cực. Trong khi đó, khu vực làm việc của nhân viên tại các khoa nói trên thân nhân bệnh nhân thường xuyên ra vào làm gián đoạn công việc của nhân viên và gây mất trật tự.

- Khi xử lý các khiếu nại của bệnh nhân hoặc thân nhân, lãnh đạo được đánh giá là thiên về phía bệnh nhân, chưa có sự thơng cảm cho nhân viên. Ngồi ra, khi có tranh chấp, khiếu nại thì người chịu trách nhiệm nhiều nhất là đối tượng điều dưỡng.

3.3.3.2. Nội dung các giải pháp

Tăng cường bảo vệ an ninh tại các khoa trọng yếu

Hiện nay, tại một số khoa đặc biệt như cấp cứu tổng hợp, hồi sức tích cực chống độc…thân nhân người bệnh được ở cùng người nhà, đôi khi xảy ra tình trạng vì quan tâm quá mức đến tình trạng người bệnh (cho rằng đội ngũ nhân viên chăm sóc khơng nhiệt tình) mà có những hành động quá khích với nhân viên y tế như liên tục hỏi nhân viên y tế về tình trạng bệnh của người thân mình, mắng chửi và thậm chí đe dọa hành hung các nhân viên trong tua trực. Ngoài ra cịn nảy sinh hiện tượng xơ xác bất ngờ của các đối tượng bên ngoài ngay trong khu vực tác nghiệp của khoa. Những tình trạng nêu trên thường xun xảy ra đơi khi mang tính bất ngờ, do đó lực lượng bảo vệ khó lường trước được tình hình và hỗ trợ kịp thời cho khoa-phịng. Để giảm nguy cơ bị hành hung và bị quấy nhiễu cho nhân viên tại một số khoa như cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc…, tạo không gian làm việc dễ tập trung và yên tĩnh cho đội ngũ nhân viên tác nghiệp. Giải pháp được đề xuất: Tách biệt khu điều trị - chăm sóc bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh tại những khu vực này, khơng để thân nhân tiếp cận (khi chưa có chỉ định cho người thân chăm sóc) nhưng vẫn phải đảm bảo cho thân nhân bệnh nhân có thể kiểm sốt được tình trạng người nhà của mình thơng qua những màn hình được lắp đặt ngay bên ngồi khu vực chờ. Thân nhân người bệnh có thể thơng báo cho nhân viên trong tua trực hay điện thoại trực tiếp điện thoại qua đường dây nóng của Bệnh viện nếu phát sinh sự cố hoặc những vấn đề mà thân nhân cho là không hợp lý.

Tăng cường sự tương tác giữa nhân viên và bệnh nhân

Tăng cường truyền thông với bệnh nhân và thân nhân, những tranh chấp thường xảy ra do sự cố “truyền thông” giữa nhân viên y tế với bệnh nhân và thân nhân. Giải

pháp tăng cường truyền thông giữa hai bên trên cơ sở chú trọng “lắng nghe”, trong khi giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân, nhân viên y tế không nên ngắt lời hoặc những hành động xao nhãng trước mặt họ để bệnh nhân và thân nhân nhận thức được bản thân mình rất được quan tâm, tơn trọng và đặt hết lịng tin vào đội ngũ nhân viên tại Bệnh viện góp phần giảm thiểu thời gian nhiễu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các tiêu chí được đặt trong q trình truyền thơng bao gồm:

+Xử lý công việc tận tâm, trách nhiệm và kịp thời.

+Ln lắng nghe, thu thập thơng tin có ích cho cơng tác điều trị và chăm sóc trong suốt q trình bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.

+Cử xử và giao tiếp hòa nhã với bệnh nhân và thân nhân.

+Biết chia sẻ và cảm thông cho những lo lắng của bệnh nhân và thân nhân.

Xây dựng sự tương tác hai chiều thông qua mạng xã hội: Đây là phương án gián tiếp nhằm thay đổi nhận thức (theo hướng tiêu cực) của người dân thông qua sự tương tác trên mạng xã hội để người dân biết rõ hơn về các quy trình làm việc, những nỗ lực hiện tại để nâng cao năng lực về chuyên mơn tại Bệnh viện, phổ biến quy trình điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Nắm bắt được các tiến trình làm việc của mỗi bộ phận sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân khi đến khám chữa bệnh, hạn chế khiếu nại và những tranh chấp về mặt hành chính khơng cần thiết. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã có trang web và facebook mang tính một chiều chỉ cung cấp và phổ biến thơng tin, chưa có sự tương tác từ hai phía. Giải pháp đề xuất: Đội ngũ nhân viên có thể thực hiện giải pháp này vì khơng địi hỏi nhiều nhân về nhân lực chỉ cần trả lời và giải đáp thắc mắc cho người dân giúp họ nắm bắt được các thông tin về lĩnh vực y tế và thủ tục cần thiết cho quá trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện và tính khả thi giải pháp

Đối với các giải pháp tính khả thi là cao, có thể áp dụng bất kì lúc nào. Về mặt chi phí thì khơng tốn kém hoặc rất nhỏ nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, có thể đảm

bảo sự an toàn và tập trung cho đội ngũ nhân viên trong quá trình thực hiện cơng việc của mình. Hiện tại trong mỗi khoa phịng đều có lắp đặt các camera quan sát theo từng khu vực nên giải pháp 1 là hoàn toàn khả thi và chi phí lắp đặt màn hình khơng q cao có thể huy động từ nguồn tài trợ của các đối tác hữu quan.

Đối với giải pháp 2, nguồn lực thực hiện là đội ngũ nhân viên có sẵn tại tổ chức nhưng yêu cầu đặt ra là những nỗ lực của nhân viên trong việc trao dồi kỹ năng tương tác với bệnh nhân và thân nhân trên tinh thần nâng cao hiệu quả điều trị cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)