Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu
4.4.2.2 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình hồi qui
Kiểm định giả thuyết H1: Thành phần thứ nhất của sự khác biệt trong vai trị (KHACBIET_FT1) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm
Thành phần KHACBIET_FT1 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B= -0.279 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là KHACBIET_FT1 có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H1 được chấp nhận.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Trong khi lý thuyết về mối quan hệ giữa sự khác biệt trong vai trò và sự điều chỉnh xuyên văn hoá được nhiều tác giả đề cập (Burr, 1972; George, 1980; Minkler và Biller, 1979; Pinder và Schroeder, 1987), trong nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), mối quan hệ giữa 2 yếu tố này cũng không đạt độ tin cậy yêu cầu (sig = 0.05).
Kiểm định giả thuyết H2: Thành phần thứ hai của sự khác biệt trong vai trị (KHACBIET_FT2) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm
Thành phần KHACBIET_FT2 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B=0.039, tại độ tin cậy sig=0.338 > 0.05. Do đó, tác giả bác bỏ giả thuyết H2. Như đã đề cập ở trên, trong nghiên cứu Black và cộng sự (1987), tác giả này cũng khơng tìm thấy mối quan hệ giữa sự khác biệt trong vai trò và sự điều chỉnh xuyên văn hóa (trong nghiên cứu của tác giả này, sự khác biệt trong vai trò là khái niệm đơn hướng).
Kiểm định giả thuyết H3: Sự rõ ràng trong vai trị (RORANG) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng tăng
Sự rõ ràng trong vai trò (RORANG) có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B= 0.415 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là RORANG có tác động cùng chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hố với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H3 được chấp nhận. Như vậy, yếu tố này tác động mạnh đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá. Khi sự rõ ràng càng tăng, các quản trị gia càng hiểu biết chắc chắn về trách nhiệm, mục tiêu, quyền hạn…của mình. Do đó, kết quả cơng việc sẽ tăng. Bên cạnh đó, hiểu biết những gì được mong đợi từ mình và biết mình cần phải làm gì với những mục tiêu
cụ thể và rõ ràng sẽ giúp các quản trị gia tương tác tốt nhất với người Việt Nam trong công ty. Tiếp đến, sự tương tác của họ với người Việt Nam bên ngồi cơng ty cũng tăng theo và kết quả là sự điều chỉnh tương tác cũng tăng. Nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), với biến độc lập là sự khơng rõ ràng trong vai trị, cũng đưa ra một kết quả tương tự; tức là, sự không rõ ràng trong vai trị tăng thì kết quả cơng việc giảm. Một số nghiên cứu khác của Harvey (1982), Misa và Fabricatore (1979), Pinder và Schroeder (1987), cũng cho thấy rằng nếu sự không rõ ràng trong vai trị càng tăng, thì q trình chuyển tiếp (transition) của các quản trị gia càng khó khăn hơn.
Kiểm định giả thuyết H4: Sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm
Thành phần MAUTHUAN_FT1 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B = -0.177 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là MAUTHUAN_FT1 có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H4 được chấp nhận. Trong nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), mối quan hệ giữa sự mâu thuẫn trong vai trị và sự điều chỉnh xun văn hố khơng được tìm thấy.
Kiểm định giả thuyết H5: Sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm
Thành phần MAUTHUAN_FT2 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B= 0.140 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là MAUTHUAN_FT2 có tác động dương đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Mặc dù kết quả này trái ngược giải thuyết nghiên cứu ban đầu nhưng sau khi tác giả liên hệ với thực tế thì có thể giải thích sự trái ngược này như sau. Sự mâu thuẫn tương tác được bộc lộ khi EXP làm việc với các nhóm vận hành theo các khác nhau hoặc khi nhận được những yêu cầu trái ngược nhau từ các cá nhân khác nhau. Do đó, các EXP nào có cơ hội tiếp cận với các mâu thuẫn này càng nhiều thì họ càng nhanh chóng tìm được cách thức hồ nhập và thích nghi với nhóm người xung quanh. Từ đó, sự tương tác với các nhóm người khác nhau càng dễ dàng hơn và sự điều chỉnh xuyên văn hoá cũng tăng theo.
Kiểm định giả thuyết H6: Sự quá tải trong vai trò (QUATAI) càng tăng thì sự điều chỉnh xuyên văn hoá (A) càng giảm
Sự quá tải trong vai trị (QUATAI) có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B = -0.188 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là QUATAI có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H6 được chấp nhận. Mặc dù lý thuyết trước đây cho thấy sự quá tải trong vai trò cao ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển tiếp của các quản trị gia nước ngoài (Kahn, 1964; Karasek, 1979; Tung, 1982), chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa sự quá tải trong vai trò và các thành phần của sự điều chỉnh xuyên văn hoá (kể cả nghiên cứu của Black, 1987). Một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây, theo tác giả, có thể là do sự khác biệt trong việc sử dụng các thang đo khác nhau để đo lường khái niệm sự quá tải trong vai trò. Cụ thể, các tác giả trước đây sử dụng thang đo của Kahn (1964) bao gồm 3 biến quan sát (nhiều việc (excessive work load), không đủ thời gian để thực hiện công việc (insufficient time to complete work) và yêu cầu nhiều thời gian (excessive time demands). Tuy nhiên, thang đo này khi được áp dụng ở nghiên cứu này, khi được phỏng vấn định tính, các EXP đều cho rằng cả ba biến này đều có nội dung như nhau và không đo lường rõ ràng bằng việc sử dụng thang đo định lượng của Spector và Jex (1998). Do đó, tác giả đã chọn thang đo của Spector và Jex (1998) để đo lường tốt hơn khái niệm nghiên cứu.
Xác định mức độ tác động của các yếu tố đối với sự điều chỉnh xuyên văn hoá
Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết ở mục 4.5, tác giả thấy có 4 thành phần có tác động đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá ở mức ý nghĩa sig = 5%. Để xác định mức độ tác động của các biến độc lập liên quan đến vai trò đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá, tác giả căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hoá (β).
Bảng 4.15: Mức độ tác động của các yếu tố vai trò đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá
Yếu tố tác động đến sự điều
chỉnh xuyên văn hoá Hệ số β Mức độ tác động KHACBIET_FT1 -0.386 2
RORANG 0.410 1
MAUTHUAN_FT1 -0.249 4
QUATAI -0.232 5
MAUTHUAN_FT2 0.255 3
Sự rõ ràng trong vai trị (RORANG) có tác động mạnh nhất đến sự điều chỉnh xun văn hố vì có hệ số Beta chuẩn hố lớn nhất (β =0.410). Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá là thành phần thứ nhất của sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET_FT1). Ba nhân tố tác động kém nhất lần lượt là sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2), sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1) và sự quá tải (QUATAI).
Tóm tắt
Trong chương 4, tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo thông qua các bước kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) v à k i ể m đ ị n h l ạ i đ ộ t i n c ậ y. D ự a t r ê n k ế t q u ả n à y, t á c g i ả điều chỉnh l ạ i mơ hình nghiên cứu và thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy. Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có giả thuyết H1, H3, H4, H6, H7 được chấp nhận. Phần tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt của tồn bộ nghiên cứu, ý nghĩa cũng như hạn chế của đề tài nghiên cứu.