Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 36)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Hai giai đoạn nghiên cứu này được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài và xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Từ mục tiêu ban đầu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng được bản phỏng vấn định tính. Tuy nhiên, bản phỏng vấn này chưa chắc chắn phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 EXP đang làm việc ở một số công ty tại Việt Nam. Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 1 – Bảng câu hỏi phỏng vấn định tính.

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả loại bỏ và điều chỉnh một số biến khơng phù hợp. Từ đó, tác giả xây dựng được bản câu hỏi định lượng (xem Phụ lục 2), và sử dụng bản câu hỏi này để khảo sát 140 EXP.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay khi bản câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính.

3.1.2.1 Mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát là các EXP giữ vị trí quản lý hoặc chuyên gia hiện đang công tác tại các công ty bất kỳ tại Việt Nam và sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Theo Hair và cộng sự (2006), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát cần thiết để thu thập bộ dữ liệu.

Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n>=8m+50 (3.1) Trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Trên cơ sở đó, tác giả chọn cỡ mẫu là 140. Mẫu khảo sát được chọn bằng phương pháp thuận tiện. Cuộc khảo sát được tiến hành từ đầu tháng 3 năm 2013. Tác giả gửi bảng câu hỏi chính thức qua địa chỉ thư điện tử tại công ty (business email) của hơn 140 đối tượng khảo sát và trực tiếp đưa phiếu câu hỏi cho khoảng 60 đối tượng mà tác giả có thể tiếp cận được. Sau hơn 2 tháng thu thập, tác giả nhận được 142 phiếu trả lời.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm định thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên phần mềm SPSS 16.0.

Để kiểm định thang đo, tác giả tiến hành 3 bước:

Bƣớc 1: Đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha của từng thang đo lý thuyết nhằm loại

các biến rác trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biến rác là biến chúng ta tin rằng chúng có thể đo lường khái niệm nhưng thực chất nó khơng có quan hệ gì với các biến đo lường khác. Các biến rác này có thể tạo nên nhân tố giả (artificial factors) khi phân tích EFA (Churchill, 1979) và chúng ta khơng có cơ sở để giải thích nó. Do đó, khi đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, các biến nào khơng đạt u cầu (có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh thấp (<0.3)) sẽ bị loại.

Cơ sở lý thuyết

Bản phỏng vấn định tính

Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu, n=20)

Nghiên cứu định lượng (n=140)

Viết báo cáo Bản khảo sát định lượng

Bƣớc 2: Các biến đo lường (quan sát) đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân

tố khám phá (EFA). Dựa trên kết quả phân tích EFA, các thành phần trong khái niệm ban đầu sẽ được điều chỉnh bằng cách loại bỏ các biến không đạt yêu cầu hoặc được đo lường bằng các biến quan sát của thành phần khác. Trong nghiên cứu này, do số lượng mẫu tương đối thấp (140) nên ở bước này, tác giả lần lượt chạy EFA cho 3 nhóm biến: biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc.

Bƣớc 3: Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo thành phần sau khi được điều

chỉnh dựa trên kết quả EFA.

a) Đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha

Tất cả các thành phần (thang đo) được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Về mặt lý thuyết, Cronhbach alpha càng cao càng tốt. Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70-0.80]. Nếu Cronbach’s alpha >=0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994).

Các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy các biến nào có hệ số tương qua biến-tổng hiệu chỉnh (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

b) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu quan tâm đến các tiêu chuẩn sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) >=0.5;

KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa các biến quan sát với độ lớn của của hệ số tương quan riêng phần của chúng. KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50.

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị hay khơng (là ma trân có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng 0 và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1). Nếu phép kiểm định Bartlett có p<5%, giả thuyết khơng Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) bị từ chối, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

- Trọng số nhân tố của biến quan sát trên nhân tố mà nó đo lường sau khi quay phải cao (>=0.5) và trọng số nhân tố của biến quan sát này trên các nhân tố khác nó khơng đo lường phải thấp. Đạt được điều này, thang đo đạt được giá trị hội tụ.

- Chênh lệch trọng số λiA-λiB>=0.3. Nếu hai trọng số này tương đương nhâu thì biến quan sát i vừa đo lường thành phần A nhưng cũng vừa đo lường thành phần B.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >=50%. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến đo lường và nếu tổng này >=50% nghĩa là phần chung lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt).

- Xác định số lượng nhân tố dừng lại ở nhân tố có hệ số eigenvalue >=1.

Khi phân tích EFA đối với các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có hệ số Eigenvalue >= 1.

Sau khi phân tích EFA, tất cả các thành phần của khái niệm ban đầu (nếu có điều chỉnh) sẽ được kiểm định lại độ tin cậy Cronbach alpha.

Dựa trên kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha v à p h â n t í c h n h â n t ố k h á m p h á ( E F A ) , tác giả điều chỉnh lại của mơ hình (nếu có), xây dựng các mơ hình hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)