Nhận xét kết quả đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kiểm định các thang đo

4.2.2 Nhận xét kết quả đánh giá thang đo

- Kết quả công việc (P): Theo kết quả kiểm định EFA, 2 thành phần ban đầu

nguyên như lý thuyết ban đầu. Nghiên cứu của Ramalu (2010) cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy kết quả công việc là thang đo đa hướng (gồm 2 thành phần trong nghiên cứu của Borman và Motomidlo, 1993; Kraimer và cộng sự, 2001 và gồm 4 thành phần trong nghiên cứu của Caligiuri, 1997). Tác giả cho rằng kết quả trong nghiên cứu này là phù hợp vì đối tượng khảo sát chủ yếu là các EXP giữ vị trí quản lý (138 EXP đảm nhận vị trí quản lý trong tổng số 140 mẫu quan sát) và theo Borman (1992) thì ở vị trí quản lý, khơng có sự phân tách rõ ràng giữa 2 thành phần kết quả cơng việc và kết quả hồn cảnh. Do đó, việc hai thang đo riêng rẻ được gom lại thành một thang đo duy nhất là hoàn toàn hợp lý.

- Sự điều chỉnh xuyên văn hoá (A): Theo lý thuyết ban đầu, sự điều chỉnh

xuyên văn hoá là khái niệm đa hướng và gồm 3 thành phần khác nhau là điều chỉnh công việc, điều chỉnh tổng quát và điều chỉnh tương tác. Trong kết quả nghiên cứu này, sự điều chỉnh xuyên văn hoá là khái niệm đơn hướng. Kết quả này hoàn toàn khác biệt với các kết quả nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), Kraimer và cộng sự (2001), Ramalu và cộng sự (2010):

 Theo kết quả nghiên cứu Black và cộng sự (1987), với đối tượng nghiên cứu là các quản trị gia cấp cao tại Nhật Bản, sự điều chỉnh xuyên văn hoá bao gồm 2 thành phần riêng biệt (điều chỉnh công việc và điều chỉnh tổng quát).

 Theo kết quả nghiên cứu khác của Kraimer và cộng sự (2001) khi nghiên cứu 213 EXP cấp quản lý cấp trung làm việc tại Mỹ, Ramalu và cộng sự (2010) khi nghiên cứu 332 EXP đang làm việc tại Malaysia cho thấy sự điều chỉnh xuyên văn hoá là khái niệm gồm 3 thành phần như đúng lý thuyết ban đầu sử dụng trong nghiên cứu này.

- Sự mâu thuẫn trong vai trò (MAUTHUAN): Trong các nghiên cứu của

các tác giả trước đây (Tang và cộng sự, 2010; Black và cộng sự, 1987), sự mâu thuẫn trong vai trò là khái niệm đơn hướng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, sự mâu thuẫn trong vai trò được tách thành 2 thành phần riêng biệt: MAUTHUAN_FT1 đo lường sự mân thuẫn liên quan đến các yếu nguồn lực (nhân

lực, vật lực, quy tắc, luật lệ trong công ty) và MAUTHUAN_FT2 đo lường sự mâu thuẫn liên quan đến tương tác của các EXP. Do đó, có thể gọi MAUTHUAN_FT1 là thành phần mâu thuẫn nguồn lực và MAUTHUAN_FT2 là thành phần mâu thuẫn tương tác.

- Sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET): Tương tự như nghiên cứu trước

đây của Black và cộng sự (1987), sự khác biệt trong vai trò là khái niệm đa hướng. Trong nghiên cứu của Black và cộng sự, các biến quan sát trong thang đo này được được tách ra thành 4 thành phần khác nhau cịn ở nghiên cứu này, chỉ có 2 thành phần riêng biệt được tách ra là KHACBIET_FT1 và KHACBIET_FT2.

- Sự quá tải trong vai trò và sự rõ ràng trong vai trò: là các thang đo đơn

hướng như lý thuyết ban đầu và số lượng biến quan sát trong từng thang đo vẫn được giữ nguyên như thang đo đề xuất ở Chương 3.

- Tất cả các thang đo thành phần đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (ngoại trừ thành phần KHACBIET_FT2 và MAUTHUAN_FT2 vì chỉ có 2 biến quan sát nên khơng kiểm tra được Cronbach alpha)

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo

Khái niệm Thành phần Số biến quan sát Độ tin cậy (Cronbach alpha) Phương sai trích Đánh giá Sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET) KHACBIET_FT1 4 0.785 77.398% Đạt yêu cầu KHACBIET_FT2 2 -

Sự mâu thuẫn trong vai trò (MAUTHUAN)

MAUTHUAN_FT1 3 0.818 MAUTHUAN_FT2 2 - Sự quá tải trong vai trò (QUATAI) 3 0.869 Sự rõ ràng trong vai trò (RORANG) 3 0.915

Sự điều chỉnh xuyên văn hoá (A) 8 0.861 54.739% Kết quả công việc (P) 6 0.884 64.206%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)