Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết H1 đến H6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58)

Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số B Hệ số β Sig. Chấp nhận hay từ chối giả thuyết H1 KHACBIET_FT1 tác động

ngược chiều đến A -0.279 -0.386 0.000 Chấp nhận H2 KHACBIET_FT2 tác động

ngược chiều đến A 0.039 0.058 0.338 Từ chối H3 RORANG tác động cùng

chiều đến A 0.415 0.410 0.000 Chấp nhận H4 MAUTHUAN_FT1 tác động ngược chiều đến A -0.177 -0.249 0.000 Chấp nhận H5 MAUTHUAN_FT2 tác động ngược chiều đến A 0.140 0.255 0.000 Từ chối H6 QUATAI tác động ngược

4.4.2.2 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình hồi qui

Kiểm định giả thuyết H1: Thành phần thứ nhất của sự khác biệt trong vai trị (KHACBIET_FT1) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm

Thành phần KHACBIET_FT1 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B= -0.279 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là KHACBIET_FT1 có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H1 được chấp nhận.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Trong khi lý thuyết về mối quan hệ giữa sự khác biệt trong vai trò và sự điều chỉnh xuyên văn hoá được nhiều tác giả đề cập (Burr, 1972; George, 1980; Minkler và Biller, 1979; Pinder và Schroeder, 1987), trong nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), mối quan hệ giữa 2 yếu tố này cũng không đạt độ tin cậy yêu cầu (sig = 0.05).

Kiểm định giả thuyết H2: Thành phần thứ hai của sự khác biệt trong vai trị (KHACBIET_FT2) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm

Thành phần KHACBIET_FT2 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B=0.039, tại độ tin cậy sig=0.338 > 0.05. Do đó, tác giả bác bỏ giả thuyết H2. Như đã đề cập ở trên, trong nghiên cứu Black và cộng sự (1987), tác giả này cũng khơng tìm thấy mối quan hệ giữa sự khác biệt trong vai trò và sự điều chỉnh xuyên văn hóa (trong nghiên cứu của tác giả này, sự khác biệt trong vai trò là khái niệm đơn hướng).

Kiểm định giả thuyết H3: Sự rõ ràng trong vai trị (RORANG) càng tăng thì sự điều chỉnh xuyên văn hố (A) càng tăng

Sự rõ ràng trong vai trị (RORANG) có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B= 0.415 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là RORANG có tác động cùng chiều đến sự điều chỉnh xun văn hố với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H3 được chấp nhận. Như vậy, yếu tố này tác động mạnh đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá. Khi sự rõ ràng càng tăng, các quản trị gia càng hiểu biết chắc chắn về trách nhiệm, mục tiêu, quyền hạn…của mình. Do đó, kết quả cơng việc sẽ tăng. Bên cạnh đó, hiểu biết những gì được mong đợi từ mình và biết mình cần phải làm gì với những mục tiêu

cụ thể và rõ ràng sẽ giúp các quản trị gia tương tác tốt nhất với người Việt Nam trong công ty. Tiếp đến, sự tương tác của họ với người Việt Nam bên ngồi cơng ty cũng tăng theo và kết quả là sự điều chỉnh tương tác cũng tăng. Nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), với biến độc lập là sự khơng rõ ràng trong vai trị, cũng đưa ra một kết quả tương tự; tức là, sự không rõ ràng trong vai trị tăng thì kết quả cơng việc giảm. Một số nghiên cứu khác của Harvey (1982), Misa và Fabricatore (1979), Pinder và Schroeder (1987), cũng cho thấy rằng nếu sự không rõ ràng trong vai trị càng tăng, thì q trình chuyển tiếp (transition) của các quản trị gia càng khó khăn hơn.

Kiểm định giả thuyết H4: Sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm

Thành phần MAUTHUAN_FT1 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B = -0.177 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là MAUTHUAN_FT1 có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H4 được chấp nhận. Trong nghiên cứu của Black và cộng sự (1987), mối quan hệ giữa sự mâu thuẫn trong vai trị và sự điều chỉnh xun văn hố khơng được tìm thấy.

Kiểm định giả thuyết H5: Sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2) càng tăng thì sự điều chỉnh xun văn hố (A) càng giảm

Thành phần MAUTHUAN_FT2 có trọng số hồi qui chưa chuẩn hoá B= 0.140 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là MAUTHUAN_FT2 có tác động dương đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Mặc dù kết quả này trái ngược giải thuyết nghiên cứu ban đầu nhưng sau khi tác giả liên hệ với thực tế thì có thể giải thích sự trái ngược này như sau. Sự mâu thuẫn tương tác được bộc lộ khi EXP làm việc với các nhóm vận hành theo các khác nhau hoặc khi nhận được những yêu cầu trái ngược nhau từ các cá nhân khác nhau. Do đó, các EXP nào có cơ hội tiếp cận với các mâu thuẫn này càng nhiều thì họ càng nhanh chóng tìm được cách thức hồ nhập và thích nghi với nhóm người xung quanh. Từ đó, sự tương tác với các nhóm người khác nhau càng dễ dàng hơn và sự điều chỉnh xuyên văn hoá cũng tăng theo.

Kiểm định giả thuyết H6: Sự quá tải trong vai trò (QUATAI) càng tăng thì sự điều chỉnh xuyên văn hoá (A) càng giảm

Sự quá tải trong vai trị (QUATAI) có trọng số hồi qui chưa chuẩn hố B = -0.188 (sig = 0.000< 0.05). Điều này có nghĩa là QUATAI có tác động ngược chiều đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá với độ tin cậy 95%. Do đó, giả thuyết H6 được chấp nhận. Mặc dù lý thuyết trước đây cho thấy sự quá tải trong vai trò cao ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển tiếp của các quản trị gia nước ngoài (Kahn, 1964; Karasek, 1979; Tung, 1982), chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa sự quá tải trong vai trò và các thành phần của sự điều chỉnh xuyên văn hoá (kể cả nghiên cứu của Black, 1987). Một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây, theo tác giả, có thể là do sự khác biệt trong việc sử dụng các thang đo khác nhau để đo lường khái niệm sự quá tải trong vai trò. Cụ thể, các tác giả trước đây sử dụng thang đo của Kahn (1964) bao gồm 3 biến quan sát (nhiều việc (excessive work load), không đủ thời gian để thực hiện công việc (insufficient time to complete work) và yêu cầu nhiều thời gian (excessive time demands). Tuy nhiên, thang đo này khi được áp dụng ở nghiên cứu này, khi được phỏng vấn định tính, các EXP đều cho rằng cả ba biến này đều có nội dung như nhau và không đo lường rõ ràng bằng việc sử dụng thang đo định lượng của Spector và Jex (1998). Do đó, tác giả đã chọn thang đo của Spector và Jex (1998) để đo lường tốt hơn khái niệm nghiên cứu.

Xác định mức độ tác động của các yếu tố đối với sự điều chỉnh xuyên văn hoá

Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết ở mục 4.5, tác giả thấy có 4 thành phần có tác động đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá ở mức ý nghĩa sig = 5%. Để xác định mức độ tác động của các biến độc lập liên quan đến vai trò đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá, tác giả căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hoá (β).

Bảng 4.15: Mức độ tác động của các yếu tố vai trò đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá

Yếu tố tác động đến sự điều

chỉnh xuyên văn hoá Hệ số β Mức độ tác động KHACBIET_FT1 -0.386 2

RORANG 0.410 1

MAUTHUAN_FT1 -0.249 4

QUATAI -0.232 5

MAUTHUAN_FT2 0.255 3

Sự rõ ràng trong vai trị (RORANG) có tác động mạnh nhất đến sự điều chỉnh xun văn hố vì có hệ số Beta chuẩn hố lớn nhất (β =0.410). Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá là thành phần thứ nhất của sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET_FT1). Ba nhân tố tác động kém nhất lần lượt là sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2), sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1) và sự quá tải (QUATAI).

Tóm tắt

Trong chương 4, tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo thông qua các bước kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) v à k i ể m đ ị n h l ạ i đ ộ t i n c ậ y. D ự a t r ê n k ế t q u ả n à y, t á c g i ả điều chỉnh l ạ i mơ hình nghiên cứu và thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy. Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có giả thuyết H1, H3, H4, H6, H7 được chấp nhận. Phần tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt của tồn bộ nghiên cứu, ý nghĩa cũng như hạn chế của đề tài nghiên cứu.

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Giới thiệu

Trong chương 4, tác giả đã phân tích chi tiết về các kết quả nghiên cứu. Trong phần này, tác giả trình bày hai nội dung: (1) tóm tắt những kết quả chính và ý nghĩa thực tiễn đạt được của nghiên cứu từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho các doanh nghiệp trong quản trị nguồn nhân lực quốc tế, (2) các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận và ý nghĩa

5.1.1 Kết luận

Nghiên cứu đã điều chỉnh các thang đo đã được áp dụng ở nước ngoài về áp dụng tại thị trường Việt Nam. Các thang đo này được kiểm định và đạt yêu cầu về độ tin cậy (trừ thang đo MAUTHUAN_FT2 và KHACBIET_FT2).

Kết quả nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau:

- Sự điều chỉnh xuyên văn hố và kết quả cơng việc đều là các khái niệm đơn hướng. Biến độc lập điều chỉnh xun văn hố giải thích được 50.4% biến thiên của biến phụ thuộc kết quả công việc. Sự điều chỉnh xuyên văn hố có tác động dương đến kết quả cơng việc tại mức ý nghĩa sig = 5%.

- Từ 4 biến độc lập liên quan đến vai trò ban đầu, sau khi chạy EFA, có 6 thành phần riêng biệt được tách ra là RORANG, MAUTHUAN_FT1, MAUTHUAN_FT2, KHACBIET_FT1, KHACBIET_FT2, QUATAI. Tất cả 6 yếu tố này giải thích được 56.5% phương sai của sự điều chỉnh xuyên văn hoá (A). Kết quả nghiên cứu chỉ rõ trong 6 thành phần này chỉ có sự rõ ràng trong vai trò (RORANG), thành phần thứ nhất của sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET_FT1), sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1), sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2) và sự quá tải trong vai trò (QUATAI) có tác động đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá tại độ tin cậy

95%. Cụ thể, sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2) có tác động dương đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá (ngược với giả thuyết ban đầu); trong khi đó, sự rõ ràng trong vai trò tác động dương đến sự điều chỉnh xuyên văn hố và 3 thành phần cịn lại có tác động âm đến sự điều chỉnh xuyên văn hoá theo đúng giả thuyết ban đầu.

5.2 Ý nghĩa và hàm ý các chính sách cho các doanh nghiệp

Mặc dù trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kết quả cơng việc của EXP, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm khẳng định mối quan hệ giữa sự điều chỉnh xun văn hố và kết quả cơng việc. Tại Việt Nam, cho đến hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chính thức đề cập đến vấn đề này. Do đó, kết quả trong nghiên cứu này rất hữu ích cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc đánh giá và nâng cao kết quả công việc của EXP tại đất nước Việt Nam.

Sự điều chỉnh xuyên văn hoá tác động mạnh đến kết quả cơng việc. Do đó, nếu các doanh nghiệp muốn gia tăng kết quả công việc của các EXP, thì các doanh nghiệp nên chú ý tạo điều kiện để các EXP này gia tăng khả năng điều chỉnh xuyên văn hoá, tức là làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn trong công việc và trong tương tác với người Việt Nam. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên chú ý đến một số yếu tố liên quan đến vai trò mà ảnh hưởng của chúng đến sự điều chỉnh xun văn hố đã được khẳng định thơng qua nghiên cứu này.

Thứ nhất, vai trò phải rõ ràng. Điều này có nghĩa là, các EXP cần phải nắm bắt rõ quyền hạn, mục tiêu, mục đích, trách nhiệm tại vị trí mà họ sẽ đảm nhận trong doanh nghiệp. Để gia tăng mức độ rõ ràng trong vai trò, các doanh nghiệp có thể đưa ra rất nhiều biện pháp như rõ ràng hố các bảng mơ tả chức danh vị trí cơng việc và cung cấp thật nhiều thơng tin mà các EXP u cầu. Trong đó, mức độ quyền hạn của quản trị gia, trách nhiệm công việc và các trách nhiệm khác (như huấn luyện nhân viên cấp dưới, tạo mối quan hệ trong môi trường làm việc…), các mục tiêu, các yêu cầu được mong đợi từ các quản trị gia này phải được ghi rõ ràng và điều quan trọng là các quản trị gia phải có được sự giải thích, hướng dẫn cụ thể khi cần.

Thứ hai, hạn chế sự khác biệt trong vai trò (KHACBIET_FT1). Hạn chế đưa EXP sang nhận các nhiệm vụ có sự khác biệt trong vai trị q lớn với vai trị cũ ở các khía cạnh như tiêu chuẩn cơng việc, trách nhiệm bên ngồi cơng việc, các quy định pháp lý, các thủ tục hành chính.

Thứ ba, tăng sự mâu thuẫn tương tác (MAUTHUAN_FT2) thông qua việc tạo điều kiện cho các EXP có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các nhóm người khác nhau. Thơng qua việc giải quyết các tình huống khác nhau khi va chạm thực tế, các EXP sẽ nhanh chóng đúc rút kinh nghiệm và dần dần điều chỉnh bản thân để dung hồ với các nhóm người này. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả thì việc gia tăng sự mâu thuẫn tương tác nên dừng lại ở một mức độ nào đó. Bởi vì, sự mâu thuẫn q lớn sẽ tạo áp lực lớn lên EXP trong công việc trong thời kỳ đầu nhận nhiệm vụ cũng như trong các giai đoạn sau này; từ đó, gây tác dụng ngược lại, tức là làm giảm khả năng điều chỉnh xuyên văn hoá của các EXP.

Thứ tư, giảm thiểu sự mâu thuẫn nguồn lực (MAUTHUAN_FT1) bằng cách gia tăng nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực và linh hoạt điều chỉnh các quy định, luật lệ phù hợp để đảm bảo các EXP có đủ nguồn lực triển khai nhiệm vụ và không phải thường xuyên phá vỡ các nguyên tắc, quy định.

Thứ năm, giảm thiểu sự quá tải trong vai trò. Các doanh nghiệp nên thường xuyên khảo sát mức độ quá tải của các EXP để từ đó có các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời.

5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về thời gian nên phần nghiên cứu của tác giả chưa chưa thật đầy đủ, cụ thể:

- Trong đề tài này, tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy, song chỉ có MAUTHUAN_FT2, KHACBIET_FT2 khơng được kiểm định giá trị độ tin cậy Cronbach alpha do có có số biến quan sát trong thang đo nhỏ hơn 3. Việc sử dụng thang đo có hai biến quan sát để tiếp tục kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là một trong những hạn chế của đề tài. Do đó, trong tương lai cần các nghiên cứu khám phá tiếp theo để tăng thêm các biến

quan sát đo lường giá trị của thang đo này, từ đó, gia tăng độ tin cậy của thang đo.

- Do hạn chế về khả năng tiếp cận với các EXP, số lượng mẫu khảo sát còn thấp (140 mẫu).

- Trong nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu trước đây, kết quả cơng việc được các EXP tự đánh giá. Do đó, kết quả đánh giá có thể mang tính chủ quan. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường kết quả công việc do EXP tự đánh giá và do người quản trị cấp cao của EXP đánh giá; từ đó, so sánh sự khác biệt của kết quả nghiên cứu trong 2 trường hợp này.

- Ngoài ra, tác giả mới đề cập đến ảnh hưởng của nhóm yếu tố liên quan vai trị đến kết quả cơng việc thơng qua biến trung gian là sự điều chỉnh xuyên văn hố. Cịn một số yếu tố khác chưa được đề cập đến trong mơ hình có ảnh hưởng đến kết quả cơng việc của EXP, ví dụ, yếu tố tính cách cá nhân (được đề cập trong nghiên cứu của Ramalu và cộng sự, 2010), hoặc sự điều chỉnh của gia đình, sự hỗ trợ của vợ/chồng, các kinh nghiệm trước đây, v.v. Do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của người nước ngoài (expatriate) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58)