CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Đánh giá Giá trị cá nhân do dịch vụ viễn thông di động mang lại
Kết quả phân tích định lượng cho thấy Giá trị cá nhân trong sử dụng dịch vụ viễn thông di động mang lại gồm 3 thành phần: thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình gồm 3 biến quan sát, thành phần Giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội gồm 5 biến quan sát và thành phần Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội gồm 4 biến quan sát. Kết quả phân tích giá trị trung bình của các thành phần thang đo Giá trị cá nhân đều trên mức trung bình (trên 3,0), trong đó thành phần Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội được đánh giá cao nhất (3,5012) và thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình bị đánh giá thấp nhất (3,2117).
Bảng 4.19: Kết quả phân tích giá trị trung bình các thành phần thang đo Giá trị cá nhân do dịch vụ mang lại
STT Thành phần Giá trị trung bình
1 Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình (CSTB) 3,2117 2 Giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội (CNXH) 3,4834 3 Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội (HNXH) 3,5012
Các biến quan sát được tiếp tục phân tích giá trị trung bình nhằm đi sâu vào tìm hiểu mức độ đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ đối với từng yếu tố.
Bảng 4.20: Kết quả phân tích giá trị trung bình các biến quan sát thang đo Giá trị cá nhân do dịch vụ mang lại
Thành phần Biến quan sát Giá trị trung bình CSTB CSTB1 3,0995 CSTB3 3,2370 CSTB4 3,2986 CNXH CNXH5 3,4401 CNXH6 3,4502 CNXH7 3,4787 CNXH8 3,5072 CNXH9 3,5403 HNXH HNXH10 3,4408 HNXH11 3,4882 HNXH12 3,5450 HNXH13 3,5308
Thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình
Thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình gồm 3 biến quan sát, giá trị trung bình của thành phần này là 3,2117.
Theo kết quả phân tích giá trị trung bình của từng biến quan sát, các biến quan sát đều ở mức trung bình khá thấp. Từ đó cho thấy khách hàng đánh giá khả năng đem lại cuộc sống thanh bình của các mạng di động chưa cao. Đa số khách hàng đều cho rằng chất lượng các mạng di động hiện nay chưa được tốt, đôi lúc chập chờn không liên lạc được và làm giảm các giá trị của thành phần trên. Điều này là nguyên nhân chính làm thấp đi cảm giác về giá trị cá nhân mà dịch vụ mang lại, cụ thể giá trị trung bình của biến CSTB1 rất thấp (khi sử dụng dịch vụ điện thoại di động khách hàng cảm thấy bớt lo âu cho người thân hơn) với giá trị trung bình là 3,0995. Biến CSTB3 (làm cho cuộc sống hài hòa và ổn định hơn) và biến CSTB4 (khi sử dụng dịch vụ điện thoại di động khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn) cũng có giá trị trung bình khá thấp, tương ứng là 3,2370 và 3,2986. Đa số mẫu khảo sát sử dụng thuê bao trả trước và có ít dịch vụ giá trị gia tăng hơn th bao trả sau. Cịn th bao trả sau thì có một số phiền toái như là thường xuyên yêu cầu kê khai chi
tiết cuộc gọi, muốn gọi quốc tế phải đăng ký và đóng tiền trước… Vì thế các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động cần chú ý tập trung cải tiến chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng, cải thiện chất lượng kết nối, tự động chuyển mạng giữa các mạng di động nhằm duy trì tình trạng ln ln liên lạc được của thuê bao di động, … để cải thiện mức độ cảm nhận của khách hàng đối với thành phần này.
Thành phần Giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội:
Thành phần Giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội gồm 5 biến quan sát, giá trị trung bình của thành phần này là 3,4834.
Theo kết quả phân tích giá trị trung bình của từng biến quan sát, các biến quan sát đều có giá trị khá tốt, trong đó biến CNXH5 (mang lại những điều mới lạ, thú vị cho cuộc sống) được đánh giá cao nhất là 3,5403. Từ đó cho thấy khách hàng đánh giá cao việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động làm tăng sự cảm nhận được tôn trọng hơn từ người khác, mang lại địa vị xã hội và mang lại những điều mới lạ, thú vị cho người sử dụng dịch vụ.
Thành phần Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội:
Thành phần Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội gồm 4 biến quan sát, có giá trị trung bình cao nhất trong bộ thang đo là 3,5012.
Theo kết quả phân tích giá trị trung bình của từng biến quan sát, các biến quan sát đều có giá trị khá cao, từ đó cho thấy dịch vụ điện thoại di động đã thực sự là công cụ giúp mọi người phát triển tốt các mối quan hệ, giảm bớt áp lực trong cuộc sống nhờ vào việc hòa nhập tốt vào cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển của internet và đặc biệt là các mạng xã hội trong thời gian gần đây cũng là một trong những phương tiện rất hiệu quả trong việc phát triển các mối quan hệ và hội nhập xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ. Điều đó đặt ra thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ
di động trong việc tiếp tục phát huy lợi thế làm tăng tính hội nhập xã hội của dịch vụ viễn thông di động trong thời gian tới.
4.5 Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu. Qua kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy giá trị cá nhân trong sử dụng dịch vụ viễn thông di động bao gồm ba thành phần: thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình gồm 3 biến quan sát, thành phần Giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội gồm 5 biến quan sát và thành phần Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội gồm 4 biến quan sát. Qua kiểm định mơ hình hồi quy cho thấy cả ba thành phần này đều có ý nghĩa trong mối quan hệ với sự thỏa mãn và lòng trung thành khách hàng. Trong đó, thành phần Giá trị dịch vụ cho cuộc sống thanh bình và Giá trị dịch vụ cho sự cơng nhận xã hội có tác động mạnh hơn vào sự thỏa mãn và lòng trung thành (beta chuẩn hóa tương ứng bằng 0,371 & ,0437 đối với Sự thỏa mãn và 0,359 & 0,342 đối với Lòng trung thành) so với ảnh hưởng của Giá trị dịch vụ cho sự hội nhập xã hội (beta chuẩn hóa tương ứng bằng 0,282 và 0,187).