Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất – kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục – đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Có thể lấy trường hợp của các nước phát triển là ví dụ điển hình. Singapore, Nhật, EU,… nhờ hạ tầng tốt, các doanh nghiệp có điều kiện tiết giảm chi phí bốc xếp vận chuyển. Hệ thống thông tin viễn thông phát triển giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đa chiều các thông tin kinh tế thương mại, tranh thủ được cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Muốn có hệ thống kết cấu hạ tầng hồn thiện, chất lượng tốt như thế, thì nhà nước với tư cách là người đại diện cho quyền lợi xã hội cần quan tâm đầu tư đúng mức [4].
Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi doanh nghiệp sẽ liên quan tới một chuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụng các dịch vụ với chi phí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, bởi vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội để thực hiện mức độ chun mơn hố cao hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các ngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh. Ngày nay, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp càng lớn trong một thế giới phẳng.