Có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: (1)-sử dụng ma trận SWOT, (2)- sử dụng mơ hình kim cương của M. Porter, (3)-sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh, (4) sử dụng phương pháp ma trận của Thompson–Strickland.
Phương pháp Ma trận SWOT thích hợp với cho những nghiên cứu xây dựng chiến lược cạnh tranh. Nếu sử dụng SWOT trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh thì có hạn chế trong việc đánh giá tổng quát về sức cạnh tranh của doanh nghiệp (không cho phép xác định NLCT tuyệt đối của doanh nghiệp).
Mơ hình kim cương của M. Porter phân tích 4 yếu tố chính tạo ra NLCT là nhu cầu thị trường, vốn, chiến lược doanh nghiệp và ngành công nghiệp phụ trợ. Các yếu tố này được đặt trong sự tác động của chính phủ và cơ hội thị trường. Đây là phương pháp phù hợp khi phân tích NLCT của một quốc gia hoặc một địa phương. Tuy nhiên, khi sử dụng để phân tích NLCT của doanh nghiệp thì phương pháp này có những hạn chế. Trước hết, nó bỏ sót việc phân tích nhiều yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như lao động, công nghệ, các mối quan hệ, thương hiệu,… những yếu tố hết sức quan trọng khi cần phân tích tỉ mỷ về NLCT của doanh nghiệp. Thứ 2, nó cũng khơng xét một cách tồn diện đến yếu tố mơi trường cạnh tranh.
Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh trong quản trị chiến lược có ưu điểm là chỉ ra tương quan giữa doanh nghiệp nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh về từng khía cạnh. Nó cũng cho biết NLCT tuyệt đối của doanh nghiệp so với đối thủ. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này thì sẽ gặp 2 khó khăn. Thứ nhất, phương pháp này bị giới hạn số lượng đối thủ có thể so sánh. Với thị trường thế giới có hàng trăm đối thủ cạnh tranh, khó có thể đưa tất cả các đối thủ vào để so sánh. Thứ 2, khi nghiên cứu về các đối thủ trên thế giới việc thu thập thông tin đầy đủ về đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn. Do đó, gặp trường hợp thiếu thơng tin về đối thủ thì phương pháp này khơng thể sử dụng được. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấy phương pháp Ma trận hình ảnh cạnh tranh
là phù hợp với điều kiện nghiên cứu Luận văn này nên được lựa chọn để đo năng lực cạnh tranh của American Standard Việt Nam.
Để triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh, có hai việc quan trọng là: (1) - xác định các trọng số của các yếu tố năng lực cạnh tranh đối với American Standard Việt Nam và (2) – đánh giá năng lực cạnh tranh của American Standard Việt Nam. Đối tượng khảo sát là các doanh nhân và chuyên gia am hiểu vấn đề. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS. Từ kết quả khảo sát sẽ xây dựng được ma trận năng lực cạnh tranh, cho phép kết luận về năng lực cạnh tranh của American Standard Việt Nam.