VIỆT NAM TRONG NGÀNH THIẾT BỊ VỆ SINH BẰNG SỨ
2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường và cạnh tranh
Do gắn liền với ngành xây dựng – một ngành có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 40% đến 50%, thị trường TBVS là một thị trường đầy tiềm năng. Do đó, làn sóng xâm nhập của các thương hiệu TBVS nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam ngày càng mạnh, đe dọa đến các cơng ty Việt Nam, trong đó có ASVN.
Là ngành kinh doanh đòi hỏi lượng vốn đầu tư khá lớn và yêu cầu kỹ thuật thiết kế tương đối cao, nhưng nhìn chung, với các hãng lớn, rào cản thâm nhập ngành TBVS bằng sứ không đáng ngại. Chính vì vậy, rất nhiều thương hiệu đã mạnh dạn đầu tư nguồn lực để xây dựng và mở rộng chi nhánh hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số hãng kinh doanh TBVS bằng sứ hoạt động tại Việt Nam đã tăng vọt từ vài hãng nhỏ năm 1996 đến nay đã lên đến con số vài chục hãng lớn như INAX, KOHLER, TOTO, VIGLACERA, DONA,.... Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày một gay gắt.
Về áp lực khách hàng : Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm
TBVS ngày càng cao là một áp lực với các nhà sản xuất. Chi phí chuyển đổi giữa các thương hiệu TBVS khá thấp đối với khách hàng. Việc lựa chọn sản phẩm INAX hay American Standard khơng gây ảnh hưởng gì chất lượng cơng trình hay những tiện ích đem lại. Do đó, khách hàng dễ dàng chuyển đổi giữa các thương hiệu. Sự đa dạng của các thương hiệu sản phẩm TBVS làm cho lượng cung về sản phẩm nhiều khi lớn hơn rất nhiều so với lượng cầu hàng hóa. Dư cung càng làm áp lực của người tiêu dùng lớn hơn.
Áp lực các nhà cung cấp: sức mạnh của nhà cung cấp trong ngành TBVS
bằng sứ rất lớn. Nguyên nhân là do các công ty Việt Nam đang phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài như Sanipro, MRD, Lafarge, Jonson
Mathey…... Do số lượng nhà cung ứng ít, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều phải sử dụng chung nguồn cung ứng này. Do đó ASVN gặp nhiều khó khăn trong việc thương lượng, đàm phán về chất lượng cũng như giá cả nguyên liệu này. Bên cạnh đó là sự phụ thuộc vào các cơng ty cung cấp xăng dầu nhà nước có tính độc quyền tại thị trường Việt Nam.
Áp lực của sản phẩm thay thế: Hiện nay, các sản phẩm thay thế TBVS bằng
sứ ngày càng cải tiến về mẫu mã và chất lượng, giá cả lại có xu hướng giảm. Có rất nhiều loại thiết bị vệ sinh với nhiều loại chất liệu khác nhau như đá tự nhiên, đá nhân tạo, kính, composite, arcrylic, inox... và mỗi chất liệu có những ưu điểm và cách lựa chọn riêng. Với các sản phẩm chậu rửa, chất liệu đá tự nhiên hoặc thủy tinh, kính cũng đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng khi muốn tìm sự khác biệt, độc đáo về chất liệu và kiểu dáng. Ngoài ra, các sản phẩm chất liệu nhựa compochasite như bồn tắm, khay trong bồn tắm đứng, với ưu điểm nhẹ, giá cả phải chăng cũng được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó, hàng nháy của Trung Quốc và hàng thiết bị vệ sinh bằng các chất liệu khác đang tấn công mạnh mẽ vào thị phần ở thị trường cấp thấp, tạo nên nhiều sự phức tạp hơn trong thị trường thiết bị vệ sinh bằng sứ hiện nay.
Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất TBVS bằng sứ: Với chính sách mở
cửa của Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam không ngừng gia tăng. Trước tình hình đó, ASVN đang chịu sức ép cạnh tranh của các thương hiệu khác ngày một gay gắt, thị phần của ASVN ngày càng giảm.