1.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Năng lực tài chính
16
Năng lực tài chính của 1 NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở quy mơ vốn tự có, khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời và khả năng
đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Năng lực tài chính được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:
1 Quy mô vốn tự có (cịn gọi là VCSH) là vốn riêng có của NHTM do các chủ
sở hữu đóng góp và cịn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Vốn tự có là nền tảng cho sự tăng trưởng của NHTM. Vốn tự có được chia làm 2 loại:
+ Vốn tự có cơ bản gồm: Vốn được cấp, vốn góp ban đầu và vốn bổ sung từ các quỹ trong quá trình hoạt động của NHTM.
+ Vốn tự có bổ sung gồm: Vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi. Theo quy định của cơ quan quản lý NHTM, nguồn vốn này không
được vượt quá 50% vốn tự có cơ bản.
Vốn tự có có chức năng giúp NHTM bù đắp những thiệt hại và tránh được nguy cơ phá sản khi rủi ro phát sinh, bảo vệ người gửi tiền khi NHTM gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vốn tự có là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn
khác của NHTM đồng thời tạo nên uy tín và duy trì niềm tin của cơng chúng đối với NHTM; Là căn cứ để các cơ quan quản lý xác định các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Theo quy định của cơ quan quản lý NH (NHTW) vốn
tự có trên tổng tài sản có của NHTM tối thiểu là 5%.
2 Khả năng huy động vốn
Đây là chỉ tiêu thể hiện tổng số tiền huy động được từ nền kinh tế hay mức độ
chiếm giữ thị phần vốn huy động của một NHTM trong toàn ngành. Khả năng huy
động vốn còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ trong kỳ đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp gia tăng năng lực huy động
vốn, thể hiện tính hiệu quả, danh tiếng uy tín của NH đó trên thị trường. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Số dư vốn huy động kỳ này
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động = ( - 1) x 100
17
Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động kinh doanh NH chịu sự quản lý rất chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, nên chỉ tiêu này cũng bị giới hạn bởi quy mô vốn tự có của một NHTM. Theo đó, tổng vốn huy động khơng được vượt q 20 lần vốn tự có của một NHTM hay hệ số giới hạn huy động vốn tối thiểu là 5%, Hệ số này được tính như sau:
Vốn tự có
Hệ số giới hạn huy động vốn = x 100 Tổng vốn huy động
3 Chất lượng tài sản có: Tài sản của 1 NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế tốn của NHTM đó. Tài sản có bao gồm tài sản có sinh lời (tín
dụng và các khoản mục đầu tư,…) và tài sản có khơng sinh lời (tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định, chi phí, các khoản phải thu,…). Chiếm phần lớn trong tài sản có là hoạt
động tín dụng nên nói đến chất lượng tài sản có là nói đến chất lượng của hoạt động
tín dụng, thể hiện trước tiên ở năng lực tín dụng và chất lượng tín dụng.
+ Năng lực tín dụng là khả năng cung cấp một khối lượng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Thể hiện qua các chỉ số: Cho vay ngắn, trung và dài hạn; Chiết khấu chứng từ có giá; Cho th tài chính; Bảo lãnh; Cho vay trả góp,…Chỉ tiêu này được
đánh giá thơng qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của một NH và được tính như sau:
Dư nợ cho vay kỳ này
Tốc độ tăng trưởng tín dụng = ( - 1) x 100 (%) Dư nợ cho vay kỳ trước
Tuy nhiên, theo quy định của NHTW, các NHTM chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều phải đảm
bảo các tỷ lệ về an toàn hoạt động (an toàn chi trả, an toàn vốn, an toàn tiền gửi,…), tỷ lệ cấp tín dụng (dư nợ tín dụng/nguồn vốn huy động) không quá 80% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn không quá 40% vốn huy động. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ nguồn Dư nợ trung, dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn – dự vốn ngắn hạn trữ bắt buộc nguồn trung, dài hạn)
dùng cho vay = x 100 trung, dài hạn (%) Nguồn vốn huy động
18
+ Chất lượng tín dụng thể hiện chủ yếu qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng dư nợ); Tỷ lệ dự phòng rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ); Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phịng rủi ro tín dụng/nợ xấu),... Một NH có chất lượng tín dụng xấu, tỷ lệ nợ tồn đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả
năng sinh lời và khi mức dự phịng trích lập khơng đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng là mất khả năng thanh tốn.
Ngồi ra, chất lượng tài sản có cịn thể hiện ở các tài sản có khác như danh
mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,… Chất lượng
những tài sản này thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Để đánh giá chất lượng tài sản có một cách đầy đủ và chính xác, phải xem xét cơ cấu, tính chất tài sản có mà NH đang nắm giữ, để đánh giá khả năng bền vững của NH trước những diễn biến bất lợi của môi trường kinh doanh.
4 Khả năng sinh lời: Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và
mức độ phát triển của một NHTM. Khả năng sinh lời được đánh giá qua các thông số sau:
R
Thu nhập sau thuế
OE = (tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có- return onequity) Vốn chủ sở hữu
ROE: thể hiện tỷ lệ thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu Thu nhập sau thuế
ROA= (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản- return onassets) Tổng tài sản
ROA: thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá công tác quản lý và khả năng chuyển đổi tài sản thành thu nhập ròng.
5 Khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM:
Là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng của NHTM và khả năng bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu
này được đánh giá qua các thơng số sau:
+ Tỷ lệ an tồn khả năng chi trả: Chỉ tiêu này đo lường khả năng NH có thể
19
Tài sản có có thể thanh tốn ngay
Hệ số an toàn chi trả = x 100 thời hạn 1 tháng (%) Tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 1 tháng tiếp theo
Trong đó: Tài sản có có thể thanh tốn ngay bao gồm: các khoản dự trữ, tiền gửi tại các TCTD, tiền gửi thanh tốn tập trung tại hội sở chính.
Tổng tài sản có có thể thanh tốn ngay Hệ số an toàn chi trả trong 7 ngày làm việc tiếp theo
thời hạn 7 ngày (%) = x 1
00 Tổng tài sản nợ đến hạn thanh toán
trong 7 ngày làm việc tiếp theo
+ Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR): Chỉ tiêu này thể hiện khả năng bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cách tính như sau:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số an toàn vốn (CAR) = x 100
(%) Tổng tài sản có rủi ro quy đổi
Hệ số này càng cao thì khả năng tài chính của NH càng mạnh, càng tạo được uy tín, niềm tin của khách hàng đối với NH. Theo Ủy ban Basel thì CAR tối thiểu là 8%.
Tóm lại: Năng lực tài chính của một NH càng đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động càng thấp và NLCT của NH đó trên thị trường càng cao. Do đó, năng lực tài chính của NH phải khơng ngừng được cải thiện và nâng cao để NH hoạt động an toàn và hiệu quả. Đây là điều kiện không thể thiếu ở bất kỳ một NH nào.