B−ớc 5 Ước tính sản l−ợng thủy sản khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 68 - 73)

b. Ph−ơng pháp thu thập số liệu

4.4.2.5. B−ớc 5 Ước tính sản l−ợng thủy sản khai thác

Từ kết quả thu thập số liệu qua các hoạt động điều tra mẫu nêu trên, vào cuối tháng điều tra, cán bộ thống kê tiến hành phân loại số liệu, tính toán −ớc sản l−ợng khai thác thủy sản theo công thức 4.1.

a.Tính toán hệ số hoạt động tàu (BAC)

Hệ số BAC đ−ợc xác định từ kết quả điều tra hoạt động tàu. Nh− đã nêu ở mục 4.4.2.3.b, vào ngày điều tra, cán bộ thống kê xem xét số tàu có hoạt động đi biển trong số tàu thuyền lấy mẫu. Số liệu này đ−ợc tổng hợp vào cuối tháng điều tra.

Hệ số hoạt động tàu (BAC) đ−ợc tính bằng cách lấy tổng số tàu thuyền có hoạt động đi biển vào các ngày điều tra chia cho tổng số tàu thuyền lấy mẫu vào các ngày điều tra. Hệ số này, vì vậy, luôn nhỏ hơn 1. Về lý thuyết, BAC có thể bằng 1, nh−ng thực tế là không có.

Trong ví dụ nêu ở mục 4.4.2.3.b, kế hoạch điều tra và kết quả quan sát thu thập thông tin đ−ợc ghi nh− ở bảng d−ới đây :

Ngày lấy mẫu 2/3 9/3 16/3 23/3 30/3 Bến cá A

Số mẫu lựa chọn 10 10 10 10 10

Số tàu đi hoạt động 5 7 4 8 5

Bến cá B

Số mẫu lựa chọn 10 10 10 10 10

Số tàu đi hoạt động 9 6 4 8 5

Hệ số BAC đ−ợc tính nh− sau :

BAC = [(5 + 7 + 4 + 8 + 5) + (9 + 6 + 4 + 8 + 5)]/

[(10 + 10 + 10 + 10 + 10) + (10 + 10 + 10 + 10 + 10)]

= 0,61

Huyện X có 100 tàu thuyền làm nghề l−ới rê. Từ kết quả điều tra trong tháng về hoạt động tàu (BAC = 0,61) cho thấy, vào bất kỳ ngày nào trong tháng, khả năng bắt gặp tàu thuyền đi biển là : 100 chiếc x 0,61 = 61 chiếc.

Nếu bỏ qua hệ số này, rõ ràng, sản l−ợng thủy sản khai thác −ớc tính sẽ cao hơn hẳn (cho 100 tàu), trong khi thực tế, chỉ có 61 tàu th−ờng xuyên đi biển.

b. Tính ngày hoạt động của tàu

Ngày hoạt động của tàu (A) là số ngày bất kỳ tàu thuyền nào cũng có thể đi biển trong tháng. Hay nói cách khác, đó là số ngày tối đa một tàu thuyền có thể đi biển khai thác thủy sản trong tháng. Nó đ−ợc tính bằng số ngày của một tháng trừ đi số ngày tàu thuyền không thể đi biển vì những lý do khách quan.

Trong ví dụ ở mục 4.4.2.3.b, tháng điều tra là tháng 3 có 31 ngày. Giả sử, vào cuối tháng điều tra, cán bộ thống kê thu thập thông tin về ngày hoạt động của tàu và cho thấy, trong tháng tàu thuyền không đi biển 4 ngày, trong đó có 2 ngày lễ ở địa ph−ơng và 2 ngày biển động tàu không thể ra khơi. Nh− vậy, số ngày hoạt động của tàu sẽ là :

A = 31 ngày – 4 ngày = 27 ngày

c. Tính sản lợng trên một đơn vị cờng lực khai thác

Sản l−ợng trên một đơn vị c−ờng lực khai thác (CPUE) đ−ợc tính theo đơn vị kg/ngày tàu. Theo đó, nếu trong ngày điều tra, cán bộ thống kê thu thập và ghi chép số liệu (xem mẫu phiếu 4.1) nh− sau :

- Tàu A có thời gian đi biển là 3 ngày và khai thác đ−ợc 600 kg. Nh− vậy, sản l−ợng trên một đơn vị c−ờng lực khai thác (ngày tàu) của tàu A cho chuyến biển đó là :

CPUE = 600 kg / 3 ngày = 200 kg/ngày tàu

Đây là CPUE của một tàu cụ thể. Tuy nhiên, trong tháng điều tra, cán bộ thống kê thu thập số liệu của nhiều tàu khác nhau tại các điểm lên cá/bến cá. Vì vậy, để tính chung cho một loại tàu nghề, trong một tháng CPUE sẽ là

tổng sản l−ợng khai thác trung bình trên một đơn vị c−ờng lực khai thác. Trong phiếu thu mẫu có các thông tin về thời gian cho một chuyến biển (c−ờng lực) và sản l−ợng khai thác của chuyến biển dó.

Khi đó, CPUE đ−ợc xác định bằng th−ơng số của tổng sản l−ợng khai thác của các tàu lấy mẫu trong quá trình điều tra và tổng thời gian đi biển của các tàu đó (tổng c−ờng lực).

Lấy ví dụ nêu ở mục 4.4.2.3.b và c. Theo số liệu ghi chép trong mẫu phiếu điều tra, lập bảng kết quả ghi chép trong tháng thu mẫu nh− d−ới đây (trong ví dụ này, cán bộ thống kê điều tra 5 ngày trong tháng, mỗi ngày điều tra 7 mẫu. Do vậy, cả đợt điều tra trong tháng 3 sẽ có 35 tàu thuyền đ−ợc phỏng vấn). Tên tàu chỉ là ví dụ. Tên tàu Thời gian chuyến biển (ngày) Sản l−ợng khai thác (kg) Tên tàu Thời gian chuyến biển (ngày) Sản l−ợng khai thác (kg) Tên tàu Thời gian chuyến biển (ngày) Sản l−ợng khai thác (kg)

Tàu 1 3 200 Tàu 13 2 150 Tàu 25 2 150

Tàu 2 1 100 Tàu 14 2 120 Tàu 26 2 120

Tàu 3 2 130 Tàu 15 3 180 Tàu 27 1 50

Tàu 4 2 110 Tàu 16 2 100 Tàu 28 2 180

Tàu 5 3 170 Tàu 17 3 210 Tàu 29 3 250

Tàu 6 4 270 Tàu 18 1 100 Tàu 30 3 260

Tàu 7 2 140 Tàu 19 2 170 Tàu 31 2 200

Tàu 8 2 150 Tàu 20 1 50 Tàu 32 3 240

Tàu 9 3 190 Tàu 21 3 230 Tàu 33 1 80

Tàu 10 1 90 Tàu 22 3 190 Tàu 34 2 180

Tàu 11 2 190 Tàu 23 2 160 Tàu 35 2 150

Tàu 12 3 220 Tàu 24 2 170

Từ bảng kết quả trên, tổng sản l−ợng trung bình trên một đơn vị c−ờng lực khai thác CPUEtb sẽ đ−ợc tính nh− sau :

CPUEtb = (sản l−ợng của tàu 1 + tàu 2 + …. + tàu 33 + tàu 34 + tàu 35)/ /(thời gian chuyến biển của tàu 1 + tàu 2 + …. Tàu 33 + tàu 34 + + tàu 35)

= 5650/77 = 73,38 kg/ngày tàu

d. Ước tính sản lợng khai thác

Từ công thức 4.4 −ớc tính sản l−ợng thủy sản khai thác :

Sản l−ợng = CPUE x F x A x BAC

Trong đó, các hệ số CPUE, BAC, A đ−ợc xác định qua các ngày điều tra lấy mẫu trong tháng (mục 4.4.2.3.d). Hệ số F là tổng số tàu có đ−ợc từ cuộc điều tra cơ cấu (điều tra tổng số tàu thuyền hằng năm của địa ph−ơng).

Xem xét ví dụ cụ thể nêu ở mục 4.4.2.3.b và c. Kết quả điều tra về cơ cấu (F) cho biết số l−ợng tàu l−ới rê của huyện X là 100 tàu. CPUE của nghề l−ới rê là 73,38 kg/ngày tàu, ngày hoạt động tàu (A) là 27 ngày, hệ số ngày tàu hoạt động (BAC) là 0,61 (xem mục 4.4.2.3.e).

Sản l−ợng thủy sản khai thác của huyện X trong tháng 3 −ớc tính từ công thức trên là :

Sản l−ợng = 73,38 kg/ngày tàu x 100 tàu x 27 ngày x 0,61 = 120.856,86 kg = 120,86 tấn

Thông tin thu thập về loài (mẫu phiếu 4.1) sẽ đ−ợc sử dụng để tính toán sản l−ợng, giá trị sản l−ợng thủy sản khai thác theo loài của huyện X trong tháng 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)