Thu thập số liệu th−ờng xuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 26 - 30)

Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê và h−ớng dẫn của Bộ Thủy sản, các Sở Thuỷ sản đã quy định chế độ báo cáo thống kê định kỳ th−ờng xuyên cho các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị sản xuất quốc doanh. Hằng tuần, tháng, quý, năm, các đơn vị gửi báo cáo lên Phòng Kế hoạch đầu t− của Sở theo các chỉ tiêu, biểu mẫu đ−ợc Sở h−ớng dẫn ghi chép chi tiết.

Cán bộ chuyên trách thống kê theo dõi, thu thập số liệu, thông tin thống kê thông qua các báo cáo định kỳ về tình hình khai thác thủy sản của tỉnh thông qua các Phòng NN&PTNT huyện, đồng thời thu thập số liệu khai

thác qua các cảng cá và các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Nhà n−ớc, doanh nghiệp t− nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

Ngoài ra, các cán bộ thống kê của Sở còn phối hợp với các cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở để nắm bắt tình hình hoạt động của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở kinh doanh tại địa ph−ơng, hoặc thu thập thông tin qua đội ngũ cộng tác viên nằm tại các xã vùng biển.

Ph−ơng pháp thu thập và xử lý số liệu trong thống kê khai thác thủy sản th−ờng xuyên dựa vào chế độ ghi chép ban đầu, kinh nghiệm, suy luận trên cơ sở chuyên ngành (thời vụ, thời tiết, ng− tr−ờng …).

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tình hình thực tế, kết hợp với các thông tin, số liệu thu thập đ−ợc, các cán bộ làm thống kê thủy sản tổng hợp số liệu, tình hình, phân tích và lập báo cáo thống kê theo biểu mẫu.

Ph−ơng pháp thu thập số liệu thống kê thủy sản của các Sở Thủy sản chủ yếu dựa vào :

- Báo cáo của các địa ph−ơng (huyện, thị), đơn vị - Kết quả theo dõi tình hình sản xuất trên các lĩnh vực - Một số điều tra, phỏng vấn ng−ời sản xuất

- Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh để xử lý thông tin số liệu

Từ thực tiễn hoạt động sản xuất của địa ph−ơng, đã có một số Sở Thủy sản sử dụng ph−ơng pháp ngoại suy trong xử lý số liệu thu thập đ−ợc để suy rộng tính toán sản l−ợng khai thác thủy sản.

Tỉnh Cà Mau là một ví dụ.

Số liệu thống kê sản l−ợng thủy sản nói chung, sản l−ợng khai thác thủy sản nói riêng, đ−ợc tính toán trên cơ sở số liệu hàng thủy sản chế biến, thu mua từ biểu mẫu thống kê của các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh

thủy sản thuộc tỉnh Cà Mau hằng tháng. Sản l−ợng thủy sản đ−ợc −ớc tính suy rộng từ sản l−ợng hàng thủy sản chế biến. Cụ thể :

- Tính sản l−ợng hàng thủy sản chế biến đ−ợc trong tháng gồm : - Sản l−ợng hàng thủy sản tự mua chế biến

- Sản l−ợng hàng thủy sản đ−a gia công lấy thành phẩm về

Các mặt hàng chủ yếu để tính sản l−ợng là tôm đông, tôm sú, tôm IQF, hàng giá trị gia tăng, chả cá, cá đông, bột cá, mực,...

- Tính tổng sản l−ợng khai thác chung :

+ Từ sản l−ợng tôm đông (tôm thành phẩm) chế biến đ−ợc quy ra nguyên liệu theo tỷ lệ : 2 kg nguyên liệu trên 1 kg thành phẩm. Tỷ lệ này có đ−ợc qua theo dõi thực tiễn và có thể tăng, giảm dựa vào thực tế mùa vụ và báo cáo tình hình sản xuất của đơn vị về cơ cấu tôm đ−a vào chế biến. Từ đó suy ra tôm nguyên liệu sử dụng cho chế biến là :

Tôm nguyên liệu đ−a vào chế biến = Tôm đông thành phẩm x 2

+ Trên cơ sở đánh giá thực tế l−ợng tôm nguyên liệu của tỉnh tại từng thời điểm và dự đoán sản l−ợng tôm nguyên liệu không chính thức, cũng nh− một phần sản l−ợng đ−ợc sử dụng làm sản phẩm khô và thực phẩm cho tiêu dùng ở địa ph−ơng, Sở Thủy sản −ớc tính tỷ lệ thất thoát khoảng 11%. Từ đó, có thể quy ra l−ợng tôm nguyên liệu sản xuất (gồm cả khai thác và nuôi trồng) theo tỷ lệ tôm nguyên liệu đ−a vào chế biến chiếm khoảng 89% l−ợng nguyên liệu sản xuất. Nh− vậy, tính toán sản l−ợng tôm có thể nh− sau :

Tôm nguyên liệu đ−a vào chế biến X 100 Sản l−ợng tôm nguyên liệu sản xuất= ---

89

+ Thông qua báo cáo tình hình mua nguyên liệu thủy sản hằng ngày và cơ cấu tôm nuôi thành phẩm hằng tuần (trong tháng) của các công ty, xí

nghiệp để xác định tỷ lệ tôm nuôi và tôm biển. Từ đó, tính sản l−ợng tôm nuôi và tôm khai thác biển.

Trên cơ sở theo dõi thực tiễn, họ −ớc tính tỷ lệ tôm nuôi chiếm từ 65% - 70% tổng sản l−ợng nuôi trồng thủy sản. Nh− vậy :

Sản l−ợng tôm nuôi X 100 Sản l−ợng nuôi trồng thủy sản = ---

65 70

+ Cũng từ theo dõi thực tiễn, −ớc tính tỷ lệ tôm biển chiếm khoảng 8% tổng sản l−ợng khai thác thủy sản. Nh− vậy :

Sản l−ợng tôm biển X 100 Sản l−ợng khai thác thủy sản = ---

8

Từ cách suy luận trên, sẽ −ớc tính đ−ợc :

Tổng sản l−ợng thủy sản = SL khai thác thủy sản + SL nuôi trồng thủy sản

Sở Thủy sản đã kết hợp với Cục Thống kê tỉnh để kiểm tra số liệu báo cáo theo ph−ơng pháp trên cho từng quý, 6 tháng và cả năm.

Nhận xét : Ph−ơng pháp trên là cách tích suy rộng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong điều kiện khó khăn hiện nay của công tác thống kê. Tuy nhiên, việc tính toán tỷ lệ phần trăm hoàn toàn mang tính chủ quan, dựa vào −ớc đoán là chính. Hơn nữa, hoạt động thủy sản là hoạt động đa dạng, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và di chuyển ng− tr−ờng. Việc tính tỷ lệ phần trăm nh− vậy là không chính xác. Số liệu mang tính áp đặt, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất khai thác của địa ph−ơng.

Đối với rất nhiều địa ph−ơng khác trong cả n−ớc, sản l−ợng không phải hoàn toàn đ−ợc chế biến tại tỉnh, mà phần lớn đ−ợc vận chuyển đến nơi khác để chế biến. Vì thế, ph−ơng pháp này không thể áp dụng đ−ợc trong hoạt động thống kê. Nó chỉ có thể đ−ợc sử dụng để tham khảo, so sánh với số liệu thống kê thu thập đ−ợc theo các ph−ơng pháp điều tra chọn mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản theo phương pháp của FAO (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)